Bà mẹ đẻ thêm em bé để lấy tế bào gốc cứu con sắp chết

Ngày 03/03/2015 13:14 PM (GMT+7)

Wang Cansen bị bạch cầu cấp tính và ngày 13/1 vừa qua, em gái sơ sinh của cậu đã kịp chào đời để cứu anh bằng tế bào máu cuống rốn.

Cậu bé Wang Cansen, 6 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu cấp tính và được điều trị hoá trị tại Bệnh viện tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) năm 2013. Sau gần một năm, căn bệnh của em lại tái phát. Các bác sỹ xác nhận để cứu sống Cansen, chỉ có một cách duy nhất là cấy ghép tế bào máu cuống rốn. Chính trong hoàn cảnh vô cùng cấp bách đó, cha mẹ Cansen đã quyết định liều lĩnh sinh thêm một em bé nữa để có thể lấy tế bào máu cuống rốn cứu con trai nhỏ.

Bà mẹ đẻ thêm em bé để lấy tế bào gốc cứu con sắp chết - 1
Wang Cansen bị bạch cầu cấp tính và ngày 13/1 vừa qua, em gái sơ sinh của cậu đã kịp chào đời để cứu anh bằng tế bào máu cuống rốn. 

Không như những đứa trẻ khác, dù sớm biết mình mắc bệnh ung thư bạch cầu, cũng biết rằng nếu muốn sống sót, chỉ có thể chờ đợi em ruột của mình chào đời, vậy nhưng Cansen luôn vui vẻ và khiến mọi người xung quanh em cảm thấy ấm áp.

Trong cuộc chạy đua với tử thần đó, may mắn, mẹ Cansen đã kịp cấn thai vào tháng 4/2014 và vào ngày 13/1/2015 vừa qua, em gái ruột của Cansen đã chào đời. Kết quả xét nghiệm cho thấy tế bào máu cuống rốn của cô bé sơ sinh này hoàn toàn phù hợp với anh trai và vào đầu tháng 3 tới, Cansen sẽ được cấy ghép máu dây rốn.

Bà mẹ đẻ thêm em bé để lấy tế bào gốc cứu con sắp chết - 2
Cansen trò chuyện với nhân viên bệnh viện lưu trữ tế bào máu cuống rốn

Bà mẹ đẻ thêm em bé để lấy tế bào gốc cứu con sắp chết - 3
Tuy mắc bệnh hiểm nghèo nhưng cậu bé vẫn luôn vô cùng lạc quan

Bà mẹ đẻ thêm em bé để lấy tế bào gốc cứu con sắp chết - 4
Cansen từng thì thầm hứa với em gái nhỏ "Anh sẽ cố khoẻ mạnh đẻ sau này bảo vệ em".

Cuống rốn là nơi lưu giữ nhiều tế bào gốc nhất, hơn bất cứ bộ phận nào trong cơ thể.Tế bào gốc từ máu cuống rốn qua công nghệ xử lý sẽ tạo ra các tế bào máu, tế bào mỡ, tế bào cơ tim, tế bào thần kinh, tế bào tụy, tế bào gan, có khả năng chữa trị cho nhiều bệnh tật; đặc biệt là nhiều loại bệnh hiếm gặp, ác tính có thể được điều trị bằng tế bào gốc.

Chính vì vậy, trong những năm gần đây, xu hướng lưu trữ tế bào máu cuống rốn khi mới sinh ngày một gia tăng. Điều đáng nói, việc lưu trữ máu cuống rốn không chỉ đảm bảo sức khỏe cho đứa bé là chủ nhân của dây rốn trong tương lai nếu bé không may bị bệnh cần dùng tế bào gốc để chữa trị, mà còn giúp ích cho cả người thân, anh chị em của bé.

Tại Việt Nam hiện nay có các ngân hàng lưu giữ tế bào gốc máu cuống rốn của: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương; Bệnh viện Truyền máu – Huyết học Tp.HCM; Bệnh viện Nhi Trung ương và Trung tâm MekoStem. Chi phí lưu giữ tế bào gốc máu cuống rốn không dành cho số đông vì tương đối cao so với thu nhập bình quân của người lao động ở nước ta.

H.My/ chinadaily
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Gia đình và Xã Hội