Tất tần tật những điều mẹ cần biết về: Ăn dặm là gì?

Ngày 19/10/2014 19:14 PM (GMT+7)

Ăn dặm có thể được coi là một bước ngoặt trong tiến trình phát triển của con. Mẹ nên đặc biệt chú ý để bé vượt qua tốt giai đoạn này.

Nhu cầu dinh dưỡng của bé luôn thay đổi theo từng chu kì phát triển. Lúc mới sinh ra, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng. Nhưng chỉ vài tháng sau đó sẽ đến giai đoạn sữa mẹ không đủ thỏa mãn bé. Giai đoạn này thường đến khi bé từ khoảng 4 đến 6 tháng tuổi. Đây chính là thời điểm đa số các bé sẵn sàng cho việc ăn dặm.

Trẻ ăn dặm lúc nào thì hợp lý?

Chuyển sang giai đoạn ăn dặm là một mốc thời gian quan trọng cho cả bạn và bé. Do vậy, không có gì là bất ngờ khi một số bà mẹ có thể cảm thấy không chắc chắn về việc khi nào cho bé ăn và cho bé ăn gì. Tạo lập thói quen cho ăn vào những thời gian nhất định trong ngày sẽ giúp bé quen với chế độ ăn mới khi ăn dặm.

Các mẹ không nên quá vội vàng khi cho trẻ ăn dặm quá sớm, hãy đợi đến khi con thực sự sẵn sàng. Nếu cho bé ăn sớm quá sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé như: bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu, biếng ăn, và lâu dài sẽ có nguy cơ bị thiếu hụt dinh dưỡng, dẫn đến bé bị suy dinh dưỡng, chậm lớn…

Theo các bác sĩ chuyên gia, thời điểm ăn dặm ở trẻ thường là vào khoảng 6 tháng tuổi. Khi tròn 6 tháng tuổi, bé mới có đủ khả năng về hoạt động miệng lưỡi để có thể nuốt được thức ăn đặc.

Khởi đầu chỉ nên cho bé ăn 1 loại thức ăn mới trong ngày để theo dõi khả năng dung nạp của bé. Sau khi quan sát thấy bé ăn được, đến lúc đó mẹ mới tăng số lượng và bổ sung thêm một số vị khác. Việc thay đổi các nguyên liệu chế biến, giúp mẹ nhận biết được khẩu vị của con.

Tất tần tật những điều mẹ cần biết về: Ăn dặm là gì? - 1
Ăn dặm là gì luôn là câu hỏi của nhiều chị em lần đầu làm mẹ (Ảnh minh họa)

Dấu hiệu nào nhận biết trẻ sẵn sàng cho việc ăn dặm?

Cơ thể và mức độ phát triển của mỗi bé là khác nhau, nên không thể áp công thức chung cho tất cả. Tuy nhiên có 3 dấu hiệu rõ ràng nhất minh chứng cơ thể trẻ đã  sẵn sàng tiếp nhận một nguồn dinh dưỡng mới.

- Bé có thể ngồi và giữ vững đầu

- Bé có thể kết hợp được cả mắt, tay, mồm để nhìn vào đồ ăn, tự cầm lên và cho vào miệng

- Bé đã biết nuốt. Đối với những bé chưa sẵn sàng ăn bột, bé sẽ đùn ra.

Cần lưu ý gì khi mới bắt đầu cho bé ăn dặm?

- Giảm lượng sữa cho bé bú. Sau đó, mẹ nên tập cho bé ăn từ bột ngọt sau đó đến bột mặn. Trong khi cho trẻ ăn dặm, mẹ phải đảm bảo quan sát bé thật kỹ, tránh tình huống bé bị nghẹn.

- Mẹ tuyệt đối tránh nhồi nhét, bắt ép bé. Mẹ cần tạo không khí thoải mái, tìm món bé thích ăn và sử dụng các loại tô, bát, thìa có hình ngộ nghĩnh để thu hút bé.

- Mẹ cho bé ăn bổ sung theo nguyên tắc: ăn từ ít đến nhiều, ăn từ lỏng đến đặc. Nên cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm để nhận biết chính xác hương vị và món ăn yêu thích của con.

- Mẹ có thể ninh nhừ rau, củ, thịt hoặc nấu mì cắt nhỏ cho bé bốc. Cách mẹ bày biện, trang trí món ăn nhiều màu sắc giúp bé tò mò và cảm thấy thích thú với món ăn mới.

- Trong quá trình ăn, mẹ nên dỗ dành hoặc cho bé chơi, chạy nhảy thêm một lúc để bé nhanh cảm thấy đói và ăn sẽ ngon hơn.

- Mẹ nên xen kẽ một bữa cháo hoặc mì là một bữa sữa. Thường sau khi ăn cháo 3 tiếng, mẹ có thể cho bé uống sữa, sau uống sữa khoảng 2 tiếng có thể ăn cháo hoặc mì.

- Không nên cho con ăn quá lâu, mẹ nên tập trung cho con ăn trong khoảng 30 phút, nếu bé chưa ăn hết cũng không nên cố ép bé.

Ăn dặm bao nhiêu là đủ?

- Trẻ từ 0-6 tháng tuổi:

Trong 6 tháng đầu đời của trẻ, sữa mẹ đóng vai trò qua trọng trong việc cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bé. Mẹ có thể bổ sung thêm sữa bột công thức cho con, nhưng không nên cho con uống quá nhiều, mỗi ngày chỉ nên cho uống một lượng vừa đủ.

Trong giai đoạn này, nếu mẹ nhận thấy con tăng cân chậm hay có những dấu hiệu sớm cho việc sẵn sàng ăn dặm thì mẹ nên tập cho con ăn. Tuy nhiên, mẹ nên tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ như: lúa mì, các loại hạt, đậu phộng, gan, trứng, cá, sữa bò, pho mai…

- Trẻ tử 6 -8 tháng tuổi:

Đây là giai đoạn lí tưởng để mẹ cho bé tiếp cận với đồ ăn dặm. Mẹ nên nghiền hoặc xay nhuyễn hoặc nấu chín mềm các loại rau như củ cải, khoai tây, khoai lang, cầ rốt… Tất cả thực phẩm này mẹ bắt buộc phải nấu chín cho con, không cho trẻ ăn thực phẩm tươi sống.

Mẹ có thể trộn ngũ cốc trẻ em với sữa thông thường của trẻ để làm món ăn nhẹ cho con. Mẹ tuyệt đối không được cho con dùng sữa bò đến khi con 1 tuổi. Sau 1 thời gian, mẹ nên bổ sung thêm một món ăn khác để làm đa dạng khẩu phần ăn của con.

- Trẻ tư 8-9 tháng tuổi:

Thông thường vào giai đoạn này, trẻ có thể ăn 3 bữa/ngày. Mẹ có thể kết hợp cho bé ăn các thực phẩm mà bé có thể tự cầm tay ăn cùng với các đồ ăn nghiền và băm nhỏ.

Mẹ nên đa dạng khẩu phần ăn của trẻ với nhiều loại thực phẩm khác nhau: trái cây và rau củ; bánh mì; mì ống; khoai tây và các loại thực phẩm giàu tinh bột khác (thịt, cá, trứng…)

- Trẻ 9 - 12 tháng tuổi:

Mẹ cho bé ăn bột, cháo đặc 2-3 bữa mỗi ngày với khoảng 2/3 bát mỗi bữa. Ǎn thêm trái cây tươi và các loại thức ăn mềm như pho mát, bánh flan, rau câu, tào phớ đường. Tuy nhiên các mẹ nên nhớ kĩ rằng sữa vẫn không thể thiếu trong khẩu phần hằng ngày của bé.

Mỗi đứa trẻ sẽ có khả năng tiếp thụ và nhu cầu khác nhau, nên mẹ không nên ép buộc khẩu phần của các bé lên nhau. Các mẹ đặc biệt là những bà mẹ trẻ, thiếu kinh nghiệm cần phải tìm hiểu và nghiên cứu kĩ để tập cho trẻ ăn dặm đúng cách.

Thanh Loan (Theo Nhs.uk)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Ăn dặm