Một góc nhìn khác về vụ thảm sát ở Bình Phước

Ngày 20/07/2015 13:45 PM (GMT+7)

“Vụ thảm sát ở Bình Phước là vụ án có tính chất phức tạp, cần có chuyên gia tâm lý giải mã về thần kinh của bị can trước khi định tội...”.

Kẻ giết người thủ tiêu thường có tâm lý bất thường

Trên đây là nhận định của một chuyên gia tâm lý, kiêm nhà nghiên cứu thần kinh và não bộ (xin được giấu tên). Theo ông, nếu vụ án này ở Tây Âu thì người đầu tiên được ban chuyên án mời đến sẽ là chuyên gia tâm lý tội phạm hoặc công an có chuyên sâu về tâm lý phá án.

"Vì trong vụ thảm sát ở Bình Phước, tôi nhận ra tâm lý bất thường của bị can, giết người mang tính thủ tiêu", chuyên gia tâm lý nhận định.

Một góc nhìn khác về vụ thảm sát ở Bình Phước - 1

Nguyễn Hải Dương tại cơ quan công an

"Những vụ án này ở Tây Âu, chuyên gia tâm lý tội phạm có quyền quyết định người gây án có tội ở mức độ nào dựa trên hành vi, tâm lý tội phạm của hung thủ. Theo đó, nếu phá án theo cách này thì việc phá án và định tội hung thủ sẽ đi theo một chiều hướng khác", ông nói thêm.

Chuyên gia này cho rằng đây là vụ án giết người chuyên nghiệp và được tính toán rất kỹ lưỡng, an toàn hơn người ta tưởng thì mới thực hiện được một cách trót lọt như vậy. Đây là tâm lý giết người của kẻ muốn thủ tiêu nên mới có cách giết người man rợ và trúng chỗ hiểm gây chết tức khắc như vậy.

Một góc nhìn khác về vụ thảm sát ở Bình Phước - 2

Hung thủ vụ thảm sát cùng người yêu thủa còn mặn nồng

Đồng thời, chuyên gia này còn khuyến cáo phải phải tìm hiểu thêm những yếu tố đằng sau vụ án. Không nên dừng lại như hiện nay vì cách giết người quá bài bản và tâm lý giết người rất vững.

Điều này thường không có ở một thanh niên tay chưa nhúng chàm lần nào.

Ngăn tội ác là không cho vòng xoáy cortisol đi đến tâm

Theo chuyên gia phân tích thì tội phạm bạo lực được chia thành hai loại: Một là loại là tội phạm hành động có kịch bản rõ ràng, lên kế hoạch thực hiện cụ thể và chi tiết. Hung thủ có đầu óc tỉnh táo, “ra tay” lợi hại. Đây được gọi là loại tội phạm bạo lực có tổ chức.

Hai là loại tội phạm hành động tùy hứng, nghĩ gì làm đó, không cần chuẩn bị trước. Các nhà chuyên môn gọi chúng là tội phạm bạo lực và vô tổ chức.

Theo chuyên gia này, quy về hoạt động sinh học của bộ não, hành vi giết người là cả một quá trình diễn biến trong bán cầu đại não dưới sự tác động của hormone có tên là cortisol. Điều này lý giải vì sao những trường hợp giết người bột phát, mù quáng như con giết cha, vợ giết chồng, em giết anh… rất man rợ rồi sau đó hung thủ lại ngồi khóc nức nở, vô cùng hối hận, thậm chí muốn tìm đến cái chết.

Với những tội phạm chuyên nghiệp, ông không nói đến tâm lý hoặc người bị tâm thần gây án, thì hầu hết các vụ thảm án đều mang yếu tố dồn nén và đây cũng là một yếu tố đáng để xem xét nếu muốn nhìn sự việc trên góc độ diễn tiến tâm lý tội phạm.

Theo chuyên gia này, để ngăn hành vi phạm tội cần thực hiện theo diễn tiến tâm lý ức chế của cortisol xoáy theo hình trôn ốc. Việc cần làm là phải ngăn không cho vòng xoáy ấy đi đến tâm của đường xoáy. Điều này đòi hỏi một sự quan tâm đúng mực từ phía người thân xung quanh đối tượng phạm tội.

Song song với việc quan tâm là phải có phương pháp giải tỏa bức xúc tâm lý hiệu quả. Đặc biệt là phải có cái nhìn thiện cảm với đối tượng, cho đối tượng cảm nhận một cách rõ ràng, bên cạnh họ đang có bạn, có người thân sát cánh cùng vượt quá khó khăn tâm lý lúc đó.

Theo Kỳ An
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Giết người ở Bình Phước