Giật mình với quan điểm trong “Sống chung với mẹ chồng”: Làm kẻ thứ ba thực ra là làm điều thiện

Ngày 28/05/2017 07:50 AM (GMT+7)

Trong tập 22 “Sống chung với mẹ chồng”, quan điểm của Trâm (Hương Giang) về người thứ ba gặp phải nhiều ý kiến tranh luận từ phía người xem.

Vốn là nhân vật có quan điểm sống khá khác lạ so với suy nghĩ của phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay, Trâm (Hương Giang) tiếp tục gặp phải nhiều ý kiến tranh cãi từ phía người xem trong Sống chung với mẹ chồng tập mới nhất. Nguyên nhân xuất phát từ góc nhìn của cô nàng này về kẻ thứ ba.

Trâm là đồng nghiệp của Vân (Bảo Thanh) ở tạp chí Đồng Vọng, một cô gái xinh đẹp và có quan điểm sống khá thực dụng. Tình yêu của cô phải gắn chặt với nền tảng kinh tế. Cô sẵn sàng thay mới tình yêu khi người đàn ông không đáp ứng được những yêu cầu mà mình đưa ra. 

Giật mình với quan điểm trong “Sống chung với mẹ chồng”: Làm kẻ thứ ba thực ra là làm điều thiện - 1

Trong tập 21 và 22 “Sống chung với mẹ chồng”, Trâm rơi vào lưới tình của một gã đàn ông đã có vợ. Dù là người thứ ba xen vào cuộc hôn nhân của người khác nhưng Trâm không hề thấy hổ thẹn hay có lỗi mà ngược lại còn có nhiều suy nghĩ gây sốc cho khán giả.

Có một người đàn ông yêu, chiều và cung phụng mình dại gì từ chối:

Sau khi bị vợ của người tình gọi điện nói chuyện, Trâm tâm sự chuyện tình yêu của mình với đồng nghiệp là Nhu (Thanh Hương) và Vân. Nhu là người phụ nữ của gia đình điển hình còn Vân là mẫu phụ nữ thủy chung nên cả 2 đều không tán thành việc Trâm trở thành "tiểu tam". 

Giật mình với quan điểm trong “Sống chung với mẹ chồng”: Làm kẻ thứ ba thực ra là làm điều thiện - 2

Tuy nhiên, Trâm lại chất vấn ngược hai người đồng nghiệp rằng: “Bây giờ bà thích một chiếc túi hàng hiệu, thích đi du lịch hưởng thụ thế chồng bà có đáp ứng được không?” Hóa ra trong mắt cô, tình yêu là để đổi lấy những món đồ xa xỉ mà tự thân không thể đạt được bằng năng lực kinh tế của mình.  

Giật mình với quan điểm trong “Sống chung với mẹ chồng”: Làm kẻ thứ ba thực ra là làm điều thiện - 3

Trâm không cần một gia đình hạnh phúc mà chỉ cần được đáp ứng đầy đủ nhu cầu vật chất của bản thân. Cô không muốn cuộc sống phải lo cơm áo gạo tiền như Nhu, không muốn phải đối phó với mẹ chồng như Vân. Vì vậy, được đàn ông cung phụng, chiều chuộng thì không việc gì phải từ chối dù rằng nó sẽ làm tan nát trái tim một người phụ nữ khác.

Giật mình với quan điểm trong “Sống chung với mẹ chồng”: Làm kẻ thứ ba thực ra là làm điều thiện - 4

Điều kỳ lạ là có một bộ phận không nhỏ những cô gái xinh đẹp hiện nay lại tán thành quan điểm này. Gái xinh mới có quà và được quyền nhận quà. Những cô gái biết mình đẹp, sợ khổ, sợ những chông gai trên con đường mình phải tự bước đi nên sẵn sàng dùng “vốn tự có” để một bước lên trời. 

Có cuộc sống giàu sang mà không phải nai lưng kiếm tiền luôn là lựa chọn hấp dẫn những cô nàng ham vật chất nhưng lười lao động. Dù có là “giai” già thì chỉ cần có tiền, các nàng vẫn sẵn sàng dùng danh nghĩa tình yêu không phân biệt tuổi tác để sà vào.

Là do người trong cuộc không giữ được chứ không phải lỗi của kẻ thứ ba:

Trâm cho rằng mình không hề có lỗi đối với cuộc hôn nhân đang trên bờ vực tan vỡ của tình nhân. Cô cho rằng lỗi là do người trong cuộc đã không tự giữ được hôn nhân của mình. Với lại “Đàn ông có yêu vợ bằng giời thì cũng đến lúc chán thôi” vì vậy cô quyết định sẽ chỉ yêu không cưới.

Giật mình với quan điểm trong “Sống chung với mẹ chồng”: Làm kẻ thứ ba thực ra là làm điều thiện - 5

Xét ở một khía cạnh nào đó, điều Trâm nói không hoàn toàn vô lý, nếu hai người hạnh phúc thì kẻ thứ ba cũng khó có khả năng để chen chân vào. Trước khi trách người khác thì phải xem xét lại bản thân mình. Hai vợ chồng “cơm không lành, canh không ngọt”, đàn ông ra bên ngoài tìm thú vui mới thì lỗi thuộc về ai? Trách vợ không giữ được chồng hay trách thói lăng nhăng không chung thủy của đàn ông?

Dù có vì lí do gì đi nữa thì chẳng ai có quyền gây tổn thương cho người khác bằng cách lừa dối và phản bội. Tình yêu là điều bất định, nó đến bất ngờ và có thể ra đi bất cứ lúc nào. Lấy lí do tình yêu đã hết để vụng trộm, mây mưa ở bên ngoài là đê hèn. 

Giật mình với quan điểm trong “Sống chung với mẹ chồng”: Làm kẻ thứ ba thực ra là làm điều thiện - 6

Nhưng có thật sự lỗi chỉ thuộc về những trái tim “sở khanh”? "Tiểu tam" biết rằng người đàn ông đã thuộc về người đàn bà khác vẫn cam tâm tình nguyện sà vào vòng tay người đó để có tiền, có hàng hiệu và những chuyến du lịch xa hoa thì có lỗi hay không?

Giật mình với quan điểm trong “Sống chung với mẹ chồng”: Làm kẻ thứ ba thực ra là làm điều thiện - 7

Một cuộc hôn nhân đổ vỡ có rất nhiều lý do. Nhưng một người phụ nữ chạy vào nhà người khác và nói đó là nhà mình thì sẽ không bao giờ là điều đúng. Tiếc là hiện nay lại có rất nhiều cô nàng giống như Trâm, sẵn sàng chạy vào lòng một gã đàn ông chỉ để được đáp ứng nhu cầu vật chất và sẵn sàng ghen ngược lại với chính thất đang vò võ chờ chồng ở nhà. Và các cô rất tự hào về sức hấp dẫn của bản thân mình.

Làm người thứ ba thực ra là làm một điều thiện - mang lại hạnh phúc cho người đàn ông:

Trâm còn cho rằng mình đang làm việc thiện vì mang lại hạnh phúc cho nhân tình của mình. Tuy nhiên, có thực sự anh ta đang không hạnh phúc hay chỉ là “chán cơm thèm phở”, ham của lạ nên ra ngoài “chăn” gái? Chính Trâm cũng không hay trái tim của nhân tình đang thuộc về vợ hay dành cho cô? Hay gã đàn ông đó thực ra chỉ yêu chính mình, chỉ nuông chiều những ham muốn bản năng của bản thân mà thôi?

Giật mình với quan điểm trong “Sống chung với mẹ chồng”: Làm kẻ thứ ba thực ra là làm điều thiện - 8

Và chẳng có điều thiện nào lại được bắt đầu bằng nước mắt, sự tuyệt vọng và trái tim tan nát của một người khác. Sự xuất hiện của người thứ ba dù là cố tình hay vô ý đều sẽ làm tổn thương trái tim người vẫn đang ngày ngày níu giữ hạnh phúc gia đình. Người thứ ba luôn lấy lý do rằng tình yêu không có lỗi, tình yêu có lý lẽ riêng của nó. Tuy nhiên, chẳng có tình yêu nào có quyền làm người khác đau khổ. 

Kết

Giật mình với quan điểm trong “Sống chung với mẹ chồng”: Làm kẻ thứ ba thực ra là làm điều thiện - 9

Một mái ấm đứng trước bờ vực của sự tan vỡ thì có rất nhiều lí do. Người trong cuộc luôn đổ lỗi cho nhau và cho rằng mình là nạn nhân. Nhưng thật ra, phần đông hôn nhân đi đến ngõ cụt đều là do cả vợ lẫn chồng. Ai cũng nên tự nhìn lại mình trước khi đổ lỗi cho kẻ khác.

Dù vậy, sự xuất hiện của người thứ ba cũng chưa bao giờ là điều đúng đắn. Biết rằng người đàn ông đó đã thuộc về một người phụ nữ khác, thuộc về những đứa trẻ khác nhưng vẫn nhân danh tình yêu để lao vào giành giật là một điều sai trái. Dựng xây niềm vui và hạnh phúc trên nước mắt và nỗi đau của người khác thì hạnh phúc đó liệu có thể bền lâu?

Hoàng Linh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống chung với mẹ chồng