Có nên mua hoa quả "lạ", bị gò ép dị thường về cúng Tết?

Ngày 24/01/2015 10:00 AM (GMT+7)

Trước dịp Tết Ất Mùi 2015 đã xuất hiện rất nhiều loại hoa quả hình dáng lạ, đẹp nhưng nhiều người băn khoăn trước việc có nên bỏ tiền triệu mua hoa quả có hình thù lạ lẫm, dị thường về thờ cúng hay không?

Giá cao ngất ngưởng

Tết Ất Mùi 2015 có nhiều loại hoa quả độc lạ tung ra và nhiều người có xu hướng mua những loại hoa quả được gò ép tạo dáng như bưởi bàn tay Phật, bưởi hồ lô, dưa hấu thỏi vàng… cho mâm lễ ngày Tết. Bưởi tay Phật, bưởi lễ cát tường, bưởi hồ lô… in nổi chữ Tài Lộc, hoặc khắc các chữ “Phúc, Lộc, Thọ, An, Bình” được chào đón nhiều nhất.

Có nên mua hoa quả quot;lạquot;, bị gò ép dị thường về cúng Tết? - 1

Quả lê hình em bé.

Mùa Tết này độc và lạ là quả lê hình em bé – được nông dân tạo ra bằng cách cho quả phát triển trong khuôn cố định. Quả khi thu hoạch to gấp 2-3 lần trái lê bình thường, có giá khoảng 100k/quả.

Bưởi hình hồ lô Tài – Lộc được nhiều người yêu thích, được tạo hình từ bưởi Năm roi không hạt, giá khoảng 500k/ quả. Trái đào tiên hồ lô to giá khoảng 500k -700k/trái

Nhưng có những loại hoa quả hình dáng lạ rất đắt tiền, như dưa hấu hồ lô Tài Lộc có màu vàng, trọng lượng 2,0-2,5kg/ quả xuất xứ từ Hậu Giang, cân đối và đẹp mắt, giá khoảng 2,5 triệu/cặp.

Dưa hấu vuông Tài - Lộc (trọng lượng trên 1,6kg/quả) giá bán lẻ khoảng 3 triệu đồng/cặp, loại trên 2kg/quả khoảng 3,5 triệu/cặp.

Đặc biệt từ Tết Nguyên đán Ất Mùi 2 tháng, cư dân mạng đã loan tin sẽ có từ 1.000 - 3.000 quả bưởi hình bàn tay Phật (bưởi lễ cát tường) được tung ra thị trường, giá bán cao ngất ngưởng: khoảng 4 triệu đồng/quả.

Có nên mua hoa quả quot;lạquot;, bị gò ép dị thường về cúng Tết? - 2

Bưởi tay Phật (bưởi cát tường) - ảnh mạng.

Có nên cúng Tết?

Việt Nam là xứ nhiệt đới nên có nhiều loại hoa quả, mùa nào thức nấy để thờ cúng. Nhưng vài năm nay việc cúng tế tổ tiên, cúng tế trong các dịp lễ hội trở thành nghi lễ nhiều hơn. Trong các gia đình, người dân quan tâm cúng lễ các dịp như Tết Trung thu, Rằm tháng Giêng, lễ tết… hơn. Việc cúng lễ thực hiện theo niềm tin và tín ngưỡng của mỗi nhà, nhưng ngày Tết nhà nào cũng coi trọng việc thờ cúng tổ tiên, ông bà, muốn bày biện dâng lên Phật, chư vị và gia tiên các đồ lễ thanh tịnh, ngon, đẹp.

Nhưng hiện nay nhiều người có tâm lý thờ cúng càng nhiều, càng đắt, càng độc sẽ càng nhận được sự phù trợ của tổ tiên, thần linh - điều này thậm chí đã ăn sâu trong đời sống tâm linh của một số người. Thực ra, những hoa quả lạ được gò ép vào khuôn để có hình dáng lạ mắt, đẹp hơn để trưng mâm, bày lễ và không có vấn đề gì. Chất lượng của những thứ hoa quả gò khuôn đó cúng bái xong, vẫn bổ ra ăn được (nếu không ngon thì thôi).

Quan niêm “tốt lễ dễ nói” chỉ với người phàm, chứ không phải lễ đẹp, lễ nhiều là có sự ứng nghiệm nào đó của thần linh, hay ông bà tổ tiên. Nhiều người đi cúng lễ lại suy lòng tham của con người trần thế sang lòng tham của những bậc linh thiêng. Nếu đấng linh thiêng như người trần nghĩ ở trên, chắc họ chỉ ủng hộ người giàu có. Còn người nghèo, người có mức sống trung bình thì rất nhiều sẽ không được !!!

Có nên mua hoa quả quot;lạquot;, bị gò ép dị thường về cúng Tết? - 3

Theo TS Nguyễn Văn Vịnh (Hội Phong thủy Việt Nam), việc dâng cúng các loại quả hình dáng lạ, độc đáo không ai cấm. Nhưng nó sẽ hình thành nhiều quan điểm, suy nghĩ tiêu cực như rất tốn kém (bởi giá tới tiền trăm, tiền triệu), thì những người không có khả năng mua để cúng lễ sẽ có tâm lý thua thiệt.

Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, việc cúng các loại quả độc, lạ trong ngày Tết không thực sự cần thiết, bởi hoa quả đắt tiền, độc lạ không tạo ra một sự ứng nghiệm nào đó của thần linh hay ông bà tổ tiên như nhiều người muốn. Đạo Phật cho rằng, vật phẩm cúng lễ không cần phải đắt tiền, xa hoa. Quan trọng là nghi lễ cúng nên đơn giản, thanh tịnh, đầy đủ và thành tâm.

Theo Hòa thượng Thích Thanh Nhã, Trụ trì chùa Trấn Quốc (Hà Nội), đi lễ chùa, đình, đền là hành vi thể hiện tín ngưỡng tâm linh, văn hóa của từng người. Công đức của mỗi người khi đến lễ không đến từ giá trị của phẩm vật dâng cúng. Cũng không phải cứ sắm lễ đắt tiền, khấn khéo, cúng nhiều tiền thì được nhiều phước đức.Mà công đức có được là từ cái TÂM và lòng thành kính của mỗi người.

Theo nhà Phật, các vật phẩm cúng dường không cần đắt tiền, mà tùy khả năng và nên chọn những gì tươi tốt, thanh sạch nhất để dâng cúng.

(Theo Hòa thượng Thích Thanh Nhã, Trụ trì chùa Trấn Quốc, Hà Nội).

Theo Trà Giang (Gia đình và xã hội)
Nguồn: