Dạy mẹ cách cho con bú "chuẩn không cần chỉnh"

Ngày 20/02/2015 00:06 AM (GMT+7)

Kinh nghiệm cho con bú của mẹ Genevieve (Anh) sẽ giúp bổ sung kiến thức cho các mẹ lần đầu sinh nở.

Phụ nữ bẩm sinh có thiên chức làm mẹ nhưng kinh nghiệm nuôi con không tự nhiên mà có, việc cho con bú cũng vậy. Cùng nghe chị Genevieve (Anh) chia sẻ những kinh nghiệm về việc cho con bú.

Đặt vị trí núm vú thích hợp

Trẻ sơ sinh đã quen với việc nhận chất dinh dưỡng một cách thụ động khi còn trong cơ thể mẹ, do vậy khi mới bắt đầu tập bú trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc tìm đầu vú của mẹ. Vị trí cho con bú đúng cách là đặt núm vú sao cho đưa được phần quầng vú chạm miệng bé và ở độ cao thích hợp để kích thích bé mút. Nếu bạn không đặt ngực đúng cách, không những em bé không bú được sữa mà bạn cũng có thể bị đau núm vú hay tắc sữa đấy. Nếu bạn cần hình ảnh cụ thể để làm theo thì cũng có rất nhiều các nguồn tài liệu trên mạng dạy cách cho con bú.

Thử các vị trí khác nhau

Với bản thân tôi và cũng như nhiều bà mẹ khác, cho con bú trong tư thế bế ngang, song song với hai bầu ngực là hiệu quả nhất. Với vị trí này, bạn có thể dùng tay của mình để đỡ đầu của bé và hướng dẫn tới chỗ núm vú, đồng thời giữa trẻ cố định ở vị trí bú phù hợp nhất này trong thời gian bú.

Vị trí phổ biến kế tiếp là đặt trẻ nằm ngang sang một bên, theo hướng vuông góc với hai bầu ngực. Các bà mẹ đẻ mổ thường cho biết tư thế này thoải mái và dễ dàng hơn với họ, đồng thời cũng không làm đau núm vú.

Trong trường hợp sữa mẹ chảy khá nhanh, trẻ bú không kịp, bạn có thể thay đổi tư thế đặt trẻ trên người mình và cho bú. Với vị trí này, đầu trẻ sẽ không bị mỏi và cũng giảm được tốc độ sữa chảy. Mẹ cũng nên liên tục đổi bên cho bú để không bị đau do căng sữa, hay tắc sữa bên không cho bú.

Dạy mẹ cách cho con bú quot;chuẩn không cần chỉnhquot; - 1

Tư thế cho bú một bên giúp tránh kéo căng vết mổ ở sản phụ đẻ mổ (ảnh minh họa)

Sử dụng đồ hỗ trợ

Hiện nay có một số các dụng cụ hỗ trợ việc cho con bú khá tiện tích như:

- Gối nâng: sử dụng gối nâng mềm mại kê đầu cho bé khi cho bú nằm có thể giúp bạn tránh được việc tê mỏi tay, mỏi cổ do phải giữ trẻ ở một tư thế trong thời gian dài.

- Kem làm mềm núm vú: giúp núm vú giảm đau hay sưng do cho bú không đều trong thời gian cho con bú. Được pha chế từ các thành phần có nguồn gốc tự nhiên như: dầu ô liu, mật ong, sáp ong… kem làm mềm núm vú hoàn toàn không độc hại và có thể cho bé bú ngay mà không cần rửa sạch lại núm vú.

- Quai đeo: quai đeo cho bú sẽ làm bạn hình dung đến hình ảnh ‘địu con’ ngày xưa. Sử dụng quai đeo bạn có thể cho bé bú một cách đơn giản ngay cả khi đứng hay đi lại.

Bố cũng giúp một tay!

Chồng tôi cũng có ‘vai trò’ không hề nhỏ trong việc cho con bú. Bởi từ tầm nhìn của anh ấy có thể nhìn thấy những vị trí cho con bú không thích hợp mà tôi không thể nhìn thấy được. Ngoài ra, hãy nhờ chồng bạn lấy nước, chèn thêm gối, hay đi hấp bình sữa khi bạn đang bận rộn bế bé trên tay. Thỉnh thoảng cũng nên để anh ấy tự cho con bú (bú sữa bình) cho quen nhé, bởi sau này đi làm vẫn phải cho bé uống sữa mà bố không biết cách cho con bú thì sẽ rất vất vả cho cả mẹ và con.

Dạy mẹ cách cho con bú quot;chuẩn không cần chỉnhquot; - 2

Gối nâng vừa tránh mẹ mỏi tay mà bé cũng không bị đau cổ. (ảnh minh họa)

Máy hút sữa

Sử dụng máy hút sữa thực sự hữu ích trong trường hợp bạn cần phải đi ra ngoài hoặc muốn hút sẵn sữa trước để dùng khi thiếu sữa. Chú ý là sữa đã hút ra ngoài thì không còn được nóng như sữa mẹ bú trực tiếp, do đó chỉ nên dùng trong 3 giờ sau khi bơm và nên hấp nóng lại trước khi cho bé bú. Máy hứt sữa cũng là cách hiệu quả để điều chỉnh tốc độ sữa chảy nếu chẳng may sữa của bạn chảy quá nhanh hay quá chậm so với tốc độ bú của bé.

Theo bác sỹ, bạn nên bơm sữa vào buổi sáng mỗi ngày bởi lúc này nguồn sữa mới về còn dồi dào và bé thường không bú nhiểu.

Không dùng núm giả trong tháng đầu

Trong tháng đầu tiên sau sinh, hãy cố gắng cho trẻ bú chỉ bằng nguồn sữa mẹ mà không dùng núm vú giả hay sữa ngoài. Việc này sẽ giúp đường tiêu hóa của trẻ phát triển một cách lành mạnh nhất và có một sức đề khác nhất định trước khi tập làm quen với sữa ngoài.

Giữ tinh thần thoải mái

Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi nghe tôi nói rằng tâm trạng của mẹ cũng ảnh hưởng tới việc cho con bú nhưng thực tế thì đúng là như vậy. Theo kết quả thực nghiệm khoa học, việc phụ nữ cho con bú gặp các chướng ngại về tâm lý có thể làm giảm lượng sữa cơ thể sản xuất được so với các phụ nữ khác. Đây cũng là lý do tại sao các bà mẹ sau khi đi làm trở lại luôn phàn nàn rằng mình bị hết sữa. Vì vậy, hãy giữ cho tinh thần thoải mái khi cho con bú. Hơn nữa, trải nghiệm cho con bú này cũng chỉ có thể có được 1 hay 2 lần trong đời, thế nên hãy trân trọng những giây phút này.

Linh Hương (Theo Mamanatural)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các vấn đề khi cho con bú mẹ