7 thực phẩm cấm kỵ vào ban đêm

Ngày 04/12/2014 20:38 PM (GMT+7)

Với tính axit cao, các loại quả thuộc giống cam quýt có thể là thực phẩm tồi tệ nhất đối với bạn vào ban đêm.

1. Rượu

Uống rượu vào ban đêm làm nới lỏng các van nối dạ dày và thực quản. Khi điều đó xảy ra, cơ thể bạn không thể giữ thức ăn tại đúng vị trí.

“Nếu bạn uống rượu ngay trước khi đi ngủ, bạn có nguy cơ cao bị trào ngược”, Jamie Koufman - Chuyên gia về sức khỏe cho biết.

2. Soda

Không có gì chứa nhiều axit hơn soda. Trên thực tế, soda thật sự có tính axit cao hơn nhiều so với bất kì thứ gì có trong tự nhiên, Koufman nói. Tính axit làm tổn hại những van nối dạ dày và thực quản. Ngoài ra, sự cacbonat hóa làm tăng áp lực dạ dày.

3. Chocolate

Một số hương vị chứa hàm lượng chất béo cao làm nới lỏng van nối dạ dày, thực quản. Ngoài ra, thực phẩm này cũng chứa caffeine và một chất kích thích ít được biết đến hơn là theobromine, tạo ra ảnh hưởng hưởng gấp 3 lần.

7 thực phẩm cấm kỵ vào ban đêm - 1

Chocolate là thực phẩm không nên ăn vào buổi tối (Ảnh minh họa)

4. Pho mát

Đây lại là một thực phẩm béo khác. Nhưng nếu bạn buộc phải ăn thì nên chọn loại pho mát cứng như Parmesan và Swiss bởi chúng ít có tác động trào ngược hơn so với loại pho mát mềm như feta và mozzarella.

5. Các loại hạt

Khi nhắc đến sự trào ngược, chất béo là chất béo dù bão hòa hay không bão hòa. Do vậy, mặc dù trên thực tế, các loại hạt thường chứa một lượng chất thứ hai tốt cho sức khỏe nhưng bạn nên tránh ăn chúng trước khi đi ngủ. Theo Koufman, hạt điều, óc chó, hạt macadamias hay đậu phộng là những thứ có hại nhất trong khi hạt hồ trăn và hạnh nhân không quá gây hại.

6. Các loại quả thuộc giống cam quýt

Đây là nhóm quả có tính axit cao. Một cốc nước cam hay táo xanh có thể là lựa chọn tồi tệ nhất vào ban đêm. Tuy vậy, một số người có thể ăn táo đỏ mà không có vấn đề gì.

7. Cà phê

Không chỉ có tính axit mà cà phê còn chứa caffeine, tạo ra tính axit trong dạ dày. Nếu bạn uống cà phê thì nên lựa chọn loại cà phê đã được lọc hết chất caffeine bởi loại này sẽ chứa hàm lượng axit thấp hơn.

Theo Thiên Bình (Đời sống pháp luật)
Nguồn:

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh thường gặp