Cẩn thận: Đừng để “chết” sau khi tắm!

Ngày 15/12/2014 20:26 PM (GMT+7)

Tắm sai cách có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường, thậm chí có thể gây tử vong.

Sau đây là một số điều bạn cần lưu ý khi tắm, đặc biệt là trong mùa đông này:

Không tắm nước nóng khi đang bị sốt

Khi bị sốt, nhiệt độ cơ thể cao trên 38 độ C, bạn tuyệt đối không nên tắm. Bởi khi đó, nhiệt lượng cơ thể có thể tăng thêm 20%, cơ thể yếu hơn bao giờ hết. Tắm lúc này có thể gây ảnh hướng xấu đến sức khỏe, dẫn đến nhiều hậu quả tai hại.

Cẩn thận: Đừng để “chết” sau khi tắm! - 1

Khi bị sốt, nhiệt độ cơ thể cao trên 38 độ C, bạn tuyệt đối không nên tắm. Ảnh minh họa.

Nhiều bác sĩ ghi nhận, bệnh nhân cao huyết áp sẽ bị choáng váng, hoa mắt và ngất khi ngâm mình trong bồn nước nóng. Đặc biệt nếu thời gian ngâm kéo dài từ 30 phút trở lên!

Mặc dù với nhiều bệnh nhi, có thể các bác sĩ khuyên tắm để hạ sốt nhưng các mẹ chỉ nên lau người con, đừng đặt con trong chậu nước như thông thường.

Tuyệt đối không nằm điều hòa sau khi tắm                      

Với thời tiết nóng nực mùa hè hoặc nóng nực như hiện tại ở khu vực Nam bộ, việc bạn vào nằm điều hòa, thay đổi nhiệt độ đột ngột sau khi tắm sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động lưu thông máu trong cơ thể, làm máu chậm lên não. Không những thế, điều này còn gây ảnh hưởng đến nhịp đập của tim và huyết áp. Nằm điều hòa ngay sau khi tắm còn gây khó thở, dẫn đến tai biến, thậm chí đột quỵ.

Không nên tắm sau khi uống rượu bia

Sau khi uống rượu bia, lượng cồn bạn nạp vào cơ thể có thể làm ức chế hoạt động chức năng gan, cản trở giải phóng glycogen. Tuy nhiên, khi tắm, lượng glucose trong cơ thể bị tiêu hao tăng lên. Điều này khiến cho đường huyết không được bổ sung kịp thời sau khi bạn uống rượu, dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, toàn thân vô lực, nghiêm trọng hơn còn có thể ngất xỉu và ngã trong phòng tắm vì đường huyết thấp.

Đừng tắm sau khi quan hệ

Sau khi làm “chuyện ấy” không nên đi tắm ngay mà hãy nghỉ ngơi 5-10 phút. Việc tắm ngay có thể khiến cơ thể bị chuột rút do các cơ bắp bị co rút đột ngột. Tắm ngay sau khi “quan hệ” có thể gây nguy hiểm do nước lạnh gây co mạch máu đột ngột, dẫn đến choáng và có thể gây tai biến do vỡ mạch máu.

Không nên dội nước từ đầu xuống

Cẩn thận: Đừng để “chết” sau khi tắm! - 2

Khi tắm bạn không nên dội thẳng nước từ đầu xuống chân để tránh bị đột quỵ. Ảnh minh họa.

Khi tắm bạn không nên dội thẳng nước từ đầu xuống chân để tránh bị đột quỵ. Bạn nên xối nước vào hai chân, hai tay để làm quen dần với nhiệt độ rồi mới đến toàn bộ cơ thể. Ngoài ra, sau khi tắm xong bạn cần lau khô người và sấy tóc ngay để tránh cơ thể bị nhiễm lạnh.

Không nên tắm thường xuyên trong mùa đông

Mùa đông là lúc trời hanh khô khiến da của nhiều người trở nên căng, khô, thậm chí rất ngứa. Việc tắm thường xuyên sẽ làm mất chất dầu bài tiết trên bề mặt da và các vi khuẩn bảo vệ, gây tổn thương lớp biểu bì của da, gây mẩn ngứa, sức đề kháng của da yếu đi, dễ gây ra các bệnh về da.

Ngoài ra, việc tắm thường xuyên trong tiết trời giá lạnh như mùa đông sẽ khiến chúng ta dễ bị nhiễm lạnh. Vì vậy, chúng ta chỉ nên tắm 2-3 lần mỗi tuần vào mùa đông. Đặc biệt, với trẻ sơ sinh và người già, chỉ nên tắm 1-2 lần mỗi tuần. Bạn chỉ cần vệ sinh vùng kín, cánh tay, nách để không bị bệnh ngoài da.

Không tắm sau khi ăn

Vừa ăn xong, dạ dày bắt đầu hoạt động mạnh, phần lớn huyết dịch sẽ tập trung ở dạ dày khiến lượng máu ở các cơ quan khác giảm đi. Tuy nhiên, khi tắm, các huyết quản nở ra, da và các cơ cần nhiều máu, vì thế sẽ làm thiếu lượng máu ở dạ dày, gây ảnh hưởng đến tiêu hóa.

Cẩn thận: Đừng để “chết” sau khi tắm! - 3

Không nên tắm ngay sau khi ăn. Ảnh minh họa.

Không chỉ thế, việc đi tắm nước lạnh lúc này rất nguy hiển, dường huyết đang hạ nên dễ gây ngất xỉu. Vì vậy, bạn chỉ nên tắm sau khi ăn 1-2 giờ.

Không tắm quá lâu

Bạn không nên tắm quá lâu hay kéo dài thời gian tắm vào mùa đông vì sẽ dễ khiến da bị mất nước, cơ thể mệt mỏi, dễ gây ra tình trạng thiếu máu ở tim, thiếu dưỡng khí hoặc gây co rút mạch, dẫn tới tụ máu, nhịp tim thất thường, thậm chí có trường hợp dẫn đến đột tử do tắm quá lâu.

Vì vậy, bạn chỉ nên tắm khoảng 10-15 phút là đủ, không nên tắm quá lâu.

Tuyệt đối không tắm sau 23h

Một số người có thói quen tắm muộn vì nhiều lý do, thế nhưng thói quen tai hại này lại có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Khi tắm muộn, lúc này nhiệt độ đang là thấp nhất trong ngày, tình trạng cơ thể suy yếu sẽ nhanh dẫn đến đột quỵ, tai biến. Khi cơ thể đang mệt mỏi hoặc có bệnh trong người, việc tắm muộn, nhất là khi trời lạnh khiến các mạch máu trong cơ thể co lại, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.

Không nên tắm nước quá nóng

Đừng nghĩ rằng thời tiết càng lạnh, bạn có thể tắm nước càng nóng càng tốt. Việc tắm nước quá nóng có thể dẫn đến tác dụng ngược. Hãy để ý xem, nếu trước đó bạn tắm nước quá nóng thì ngay sau khi tắm, nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ ngoài không khí chênh lệch lớn, dễ khiến cho bạn cảm thấy lạnh hơn rất nhiều.

Nước quá nóng còn có thể gây sức ép lớn cho tim, bởi vì huyết quản da toàn thân phình to rõ rệt gây thiếu máu và dưỡng khí cho tim. Nhiệt độ thích hợp cho nước tắm vào mùa lạnh là từ 24-29 độ C.

Ngoài ra, nhiệt độ nước quá cao còn là “kẻ thù” với làn da, gây kích ứng, ngứa, phá vỡ chất dầu trên bề mặt da, gây nở lỗ chân lông, giản huyết quản, làm tăng thêm độ khô cho da.

Tuyệt đối không tắm khi cơ thể mệt mỏi

Nhiều người cho rằng, tắm khi cơ thể đang mệt mỏi sẽ giúp lấy lại tinh thần sảng khoái và tỉnh táo hơn. Tuy nhiên, việc làm này hoàn toàn sai lầm bởi khi mệt mỏi khả năng tuần hoàn máu và lưu thông khí huyết giảm mạnh. Tắm lúc này có thể khiến bạn mệt mỏi hơn và dễ bị cảm lạnh, choáng, thậm chí dễ gây ra tử vong. Vì vậy, tốt hơn hết bạn nên nghỉ ngơi để lấy lại sức trước khi đi tắm.

Theo Hạ Vy (Đời sống pháp luật)
Nguồn:

Tin liên quan