Cùng mẹ vượt qua “thách thức” đái tháo đường

Ngày 09/11/2016 10:00 AM (GMT+7)

Giữa năm 2012, chúng tôi đón nhận một tin không vui: Mẹ tôi mắc đái tháo đường típ 2. Ngày cầm trên tay kết quả xét nghiệm và nghe bác sĩ bảo: “Bác mắc đái tháo đường rồi, ”, suốt chặng đường về nhà, mẹ và tôi không ngừng lo lắng. Những ngày sau đó là “thử thách” không đơn giản với cả gia đình.

Cả nhà lo âu và xáo trộn vì sức khoẻ của mẹ

Từng nghe rất nhiều người  mắc đái tháo đường, nhưng đến khi chính mẹ mình mắc thì hai anh em tôi đều không khỏi lo lắng. Suốt mấy ngày sau đó, tôi vẫn nhớ mình miệt mài tìm thông tin trên mạng, để rồi khựng lại trong nỗi lo lắng khi đọc về những biến chứng có thể gặp với người đái tháo đường nếu không giữ cho đường huyết được ổn định.

 Lo lắng với những gì đọc được, chúng tôi vội lên một “thực đơn ăn kiêng” vô cùng nghiêm ngặt cho mẹ và gần như “ép” mẹ làm theo. Thật tội nghiệp mẹ, phần thì hoang mang khi nghe tin mắc đái tháo đường và muốn bệnh thuyên giảm, phần thì muốn làm chúng tôi vui,  nên mẹ cố ăn theo đúng những gì chúng tôi yêu cầu. Bữa cơm chỉ còn lưng chén cơm với rau và cá. Tất cả bánh kẹo, trái cây ngọt đều phải “nói lời tạm biệt”, đến món cà phê sữa đá mẹ tôi rất thích cũng phải ngưng. Qua 3 tuần mẹ hốc hác hẳn, bắt đầu sụt cân, người lúc nào cũng có vẻ uể oải, mệt mỏi. Thấy thế anh em tôi càng sốt ruột.

Nỗi lo được giải toả

Giữa những ngày “xuống tinh thần” của cả nhà như vậy, thật may mắn khi tôi chia sẻ với một chị bạn thân về bệnh tình  của mẹ, và chị đã thốt lên: “Trời ơi, mẹ chị mắc đái tháo đường hơn 6 năm rồi nhưng bà vẫn nhanh nhẹn và vẫn làm các công việc nhà. Em ép mẹ ăn kiêng thế là hiểu sai về chế độ ăn cho người đái tháo đường rồi”.

Cùng mẹ vượt qua “thách thức” đái tháo đường - 1

Sự hiểu biết và chăm sóc đúng cách của người thân sẽ như liều thuốc  giúp người ĐTĐ vượt qua bệnh tật

Chị kéo tôi sang nhà chơi, cho tôi gặp trực tiếp mẹ chị - bác trông vẫn nhanh nhẹn, tập thể dục đều đặn và rất năng động ở độ tuổi 60, chứ không hề “ủ dột”. Bác chia sẻ cặn kẽ cho tôi chế độ luyện tập cũng như chế độ dinh dưỡng của người đái tháo đường, bên cạnh việc khám và uống thuốc đúng hướng dẫn của bác sĩ. Hóa ra, người đái tháo đường cũng cần kiêng, nhưng là kiêng tinh bột “xấu”, các chất béo có hại cho tim mạch và các chất kích thích như bia, rượu, nước ngọt có ga, hoa quả ngọt chỉ ăn ở mức vừa phải… chứ không phải kiêng tất cả. Bữa ăn vẫn phải cân đối tỷ lệ chất bột đường, đạm, chất béo thay vì  “nhịn” hay “chỉ ăn cơm với rau”.

Bác cũng dặn tôi nên thử cho mẹ bổ sung thêm sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt đã được kiểm chứng qua nghiên cứu lâm sàng cho người đái tháo đường xem thế nào.Bác đang sử dụng sản phẩm sữa Glucerna của Abbott hiện là sản phẩm dinh dưởng hàng đầu được người đái tháo đường đặc biệt tin dùng. Có Glucerna đồng hành, cơ thể bác lúc nào cũng đầy đủ năng lượng mà không bị tăng đường huyết.

Và mẹ đã thành công

Từ những hướng dẫn đầu tiên này, tôi đã đưa mẹ đến gặp bác sĩ dinh dưỡng để xin tư vấn thêm và giúp mẹ xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, bớt kiêng khem hơn để giúp mẹ vượt qua bệnh tật.

Những ngày sau đó, mỗi sáng tôi đều dậy sớm, cùng mẹ ăn bữa sáng nhẹ - mẹ uống một ly sữa Glucerna chuyên biệt dành cho người đái tháo đường, còn tôi ăn những món ăn nhẹ yêu thích của mình. Sau đó, hai mẹ con sẽ ra công viên, đi bộ và tập các bài thể dục nhẹ.

Xế chiều, mẹ sẽ uống thêm một ly nữa để cung cấp đủ năng lượng, không thèm ăn. Riêng hai bữa chính trưa và tối, anh em tôi chọn những món mẹ thích  ưu tiên cá nhiều hơn thịt, tăng cường các loại rau, củ,các loại đậu và trái cây ít ngọt. Mẹ không còn thấy đói và “thèm cơm” như trước nữa dù chỉ cần ăn 2 chén cơm nhỏ mỗi bữa.

Chúng tôi còn động viên mẹ đi gặp gỡ bạn bè, sinh hoạt hội nhóm người cao tuổi ở địa phương, đưa mẹ đi du lịch những dịp cuối tuần. Đã bốn năm trôi qua, giờ mẹ tôi vẫn dẻo dai, chỉ số đường huyết luôn ở mức ổn định và chưa xuất hiện biến chứng. Mẹ thoải mái vui tươi mà không còn lo lắng về vấn đề kiêng khem hay thiếu hụt dinh dưỡng. Tôi cũng nhận ra điều quan trọng: Không chỉ người đái tháo đường cần hiểu đúng về bệnh và cách kiểm soát căn bệnh này  mà chính những người chăm sóc cũng cần biết rõ, để có thể hỗ trợ và động viên kịp thời. Những kiến thức, sự hiểu biết và chăm sóc đúng cách của người thân sẽ như liều thuốc quý giá giúp người đái tháo đường thêm vững tin, xây dựng cho mình một nhịp sống năng động và vui khỏe.

Để tìm hiểu thông tin về dinh dưỡng cho người ĐTĐ, bạn có thể tham khảo tại: http://www.glucerna.com.vn/

Cùng mẹ vượt qua “thách thức” đái tháo đường - 2

Khánh Ly.
Nguồn: [Tên nguồn].