Đường - ‘kẻ thù số một’ của sức khỏe

Ngày 30/09/2015 15:16 PM (GMT+7)

Chế độ ăn nhiều mỡ đã bị cho là nguyên nhân chính gây ra béo phì, bệnh tim và tiểu đường trong nhiều thập niên. Nhưng với những nghiên cứu mới nhất, nhận thức này đang thay đổi nhanh chóng. Đường mới là mối nguy thực sự nên được cắt giảm nếu có thể.

Theo Richard Jacoby, bác sĩ phẫu thuật ngoại thành kinh tại Scottsdale, Ariz, chúng ta đang ăn quá nhiều đường và nó gây ra sự thay đổi sinh hóa của thần kinh con người. Đường gây ra rất nhiều các loại bệnh, từ xơ cứng teo cơ một bên tới bệnh Alzheimer, bệnh tự kỷ, bại liệt Bell, ung thư, hội chứng đường hầm cổ tay, tiểu đường, bệnh túi mật, bệnh tim, đau nửa đầu và bệnh đa xơ cứng…

 Đường - ‘kẻ thù số một’ của sức khỏe - 1

Giải pháp cho những vấn đề này là cần cắt giảm lượng tiêu thụ đường, lúa mì và carbohydrate chế biến, ăn nhiều hơn các chất béo lành mạnh như acid béo omega-3.

Sau khi chữa trị cho hàng ngàn bệnh nhân bị bệnh lý thần kinh ngoại biên, bác sĩ Jacoby phát hiện ra rằng đường là mẫu số chung trong các căn bệnh thoái hóa thần kinh. Bởi vì đường chèn nén và gây tổn hại dây thần kinh đưa điện xung từ não đến cơ bắp và các cơ quan nội tạng. Ví dụ như triệu chứng đầu tiên của bệnh Alzheimer là mất khứu giác, gây ra bởi tổn thương thần kinh khứu giác.

Ngoài ra, đường còn góp phần chủ yếu vào hai căn bệnh chết người khác là ung thư - vì đường cần thiết cho sự lây lan, hình thành các khối u. Tiếp đó là bệnh tim - vì đường làm sưng niêm mạc của động mạch vành.   

Dù đường đã có nhiều tác hại, chất làm ngọt xấu nhất là sirô đường ngô. 80% thực phẩm chúng ta ăn có chứa sirô ngô, nó rất ngọt và dễ gây nghiện. Nhưng sirô ngô gây tổn hại đến chức năng gan, nó cũng gây ức chế leptin, một loại hoocmon điều hòa cơn đói. Vì vậy, người dùng nhiều sirô ngô trong nước ngọt và các sản phẩm chế biến khác cũng thường xuyên bị đói, không thể ngừng ăn, trở nên béo phì và bị tiểu đường.

Ngay cả các loại trái cây chúng ta ăn hằng ngày như cam, chuối, nho, bưởi cũng bị nhân tạo giống chứa rất nhiều chất tạo ngọt. Ví dụ như bưởi đã ngọt hơn 10 lần so với 40 năm trước.

Để giảm thiểu dùng đường, bạn nên chú ý chế độ ăn nhiều chất béo lành mạnh có lợi cho sức khỏe, bao gồm cá, thịt và bơ từ động vật ăn cỏ. Bạn cũng nên đọc kỹ nhãn thành phần thực phẩm để biết được lượng đường mình sử dụng mỗi ngày. 

Theo Lan Thảo
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan