Làm đẹp mắt nhờ kính áp tròng: Độc + Lạ + Đẹp + Rẻ = Mù mắt

Ngày 09/02/2017 10:00 AM (GMT+7)

Nếu không có chỉ định của BS, việc đeo kính áp tròng bừa bãi có thể dẫn đến nhiễm trùng mắt, viêm loét giác mạc, thậm chí gây mù.

Đeo kính áp tròng (contact lens) đang được giới trẻ coi như một cách trang trí cho mắt: thay đổi màu, tạo hình ảnh đồng tử giãn to, mắt có hình con thú được ưa thích hay hình quả bóng, trái tim, ngôi sao…Tuy nhiên không mấy người sử dụng biết được rằng, nếu không có chỉ định của BS, việc đeo kính áp tròng bừa bãi có thể dẫn đến nhiễm trùng mắt, viêm loét giác mạc, thậm chí gây mù.

Bệnh viện Mắt Trung ương vừa tiếp nhận điều trị một bệnh nhân nữ bị viêm loét giác mạc cả 2 mắt do đeo kính áp tròng. Bệnh nhân là Đ.T.T.T 20 tuổi ở Chư Rông – Đắc Lắc.

Mặc dù không bị tật khúc xạ nhưng thỉnh thoảng T vẫn ra cửa hàng kính mua kính áp tròng đeo để làm đẹp khi đi chơi với bạn bè, mỗi lân sử dụng như vậy T thường dùng liên tục trong vòng khoảng 5 đến 8h trong ngày.

Theo lời kể của T thì trước khi sử dụng kính T có tra thuốc, rửa tay trước và vệ sinh kính như hướng dẫn, nhưng trong lần gần đây nhất khi đeo kính thì bị bụi và mắt, do đang trên đường nên T đã không bỏ kính ra.

Sau một thời gian T thấy mắt nhìn mờ dần và đỏ mắt nên đã tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc về tra. Sau 3 ngày không thấy đỡ, T đã đến bệnh viện chuyên khoa mắt để khám và điều trị nhưng cũng không thuyên giảm.

Làm đẹp mắt nhờ kính áp tròng: Độc + Lạ + Đẹp + Rẻ  Mù mắt - 1

Có thể bị mù khi sử dụng "len mắt" bừa bãi. Ảnh minh hoạ: Internet

Ngày 9/1/2017 T đến khám tại bệnh viện Mắt Trung ương được các bác sỹ chẩn đoán 2 mắt bị viêm loét giác mạc và cho làm xét nghiệm, kết quả là T bị loét giác mạc do ký sinh trùng Acanthameoba

Ký sinh trùng Acanthamoeba là kẻ thù tiềm ẩn đối với mọi người sử dụng kính áp tròng. Theo các chuyên gia, loại ký sinh trùng đơn bào bé nhỏ này thường được tìm thấy trong nước máy, bụi và các bể bơi. Chúng có thể tự “vỗ béo” bằng cách ăn những vi khuẩn tồn tại trong những mắt kính áp tròng bị nhiễm bẩn.

Khi các kính áp tròng nhiễm ký sinh trùng được đặt vào mắt người, Acanthamoeba bắt đầu ăn mòn giác mạc, lớp ngoài cùng của nhãn cầu và sinh sôi, nảy nở. Hậu quả từ cuộc tấn công của loại vi khuẩn này sẽ là các triệu chứng mắt ngứa rát , chảy nước mắt sống, nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng, sưng phù mí và đau mắt.

Theo Quảng An - Lê Vũ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh thường gặp