Mẹ thiếu hiểu biết khiến con bị hăm tã…nặng

Ngày 18/08/2017 14:00 PM (GMT+7)

Hăm tã là vấn đề về da hay gặp ở trẻ sơ sinh. Thường, môi trường ẩm ướt khiến vi khuẩn sinh sôi trong tã của trẻ nhiều giờ nên vùng da quanh bẹn, mông dễ hăm.

Dù trời nắng nóng, các bậc cha mẹ vẫn không yên tâm nếu chưa quấn tã cho con, nhất là với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, việc dùng tã và vệ sinh không đúng cách là nguyên nhân khiến các trường hợp hăm tã xảy ra.

Chị Huyền Thương (29 tuổi, Quận 7) có con gái 3 tháng tuổi tâm sự: “Thời tiết nắng nóng, con gái mình hay bị hăm tã. Ban đầu, mình nghĩ da vùng mông của con nổi mẩn đỏ do rôm sảy nên bôi phấn rôm để con dễ chịu hơn nhưng tình hình không khả quan.

Sau đó, mình chăm chỉ vệ sinh cho con và sử dụng thuốc bôi để chữa trị, tuy vậy vùng da đó vẫn mẩn đỏ, thậm chí lan sang cả vùng hậu môn và bẹn”.

Lo sợ, chị Thương liền lên mạng tìm kiếm thông tin về bệnh của các biểu hiện trên. Nhờ đó, chị mới tá hỏa biết con đã bị hăm tã. “Mình chưa hiểu hết nguyên nhân và biểu hiện của hăm tã. Do vậy, cách chữa trị và phòng chống chứng bệnh này chưa thực sự tốt”, chị Thương nói.

Mẹ thiếu hiểu biết khiến con bị hăm tã…nặng - 1

Dùng tã và vệ sinh không đúng cách là nguyên nhân khiến các trường hợp hăm tã xảy ra (Ảnh minh họa)

BS.TS Trần Ngọc Ánh – Bệnh viện Da liễu TP.HCM cho biết, hăm tã là một chứng bệnh thường gặp ở trẻ em với độ lưu hành khoảng 7-35%. 

Bệnh hăm tã thường xảy ra ở các trẻ:

- Bệnh xuất hiện nhiều hơn ở các bé gái hoặc trẻ béo phì.

- Trẻ ăn sữa bò dễ bị hăm tã hơn so với trẻ bú mẹ do phân có độ pH cao hơn, dễ gây viêm nhiễm khi vệ sinh không đảm bảo.

- Vào mùa nóng, bệnh dễ phát triển do vi khuẩn hoạt động mạnh hơn, trong khi làn da dễ mất vệ sinh do mồ hôi.

Thông thường, hăm tã có biểu hiện là các nốt mẩn đỏ ở vùng quấn tã: mông, đùi trên, bụng dưới. Khi đó, vùng da đó có hiểu hiện như các dát màu đỏ tươi, bóng, tiết dịch rồi bong vảy.

Bệnh còn có một số triệu chứng khác như u hạt nan tỏa, vết trợt, vảy nến,..và gây tổn thương vùng sinh dục, viêm hạch bẹn, đặc biệt ở trẻ nam có thể gây viêm nhiễm hệ tiết niệu cấp tính.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã, trong đó ẩm ướt là yếu tố thường gặp nhất. “Lớp sừng của da khi ngâm trong nước sẽ làm tăng tính thẩm thấu qua thành mạch, nhất là khi sự cọ sát làm da trở nên nhạy cảm hơn”, BS. Ánh nói.

Ngoài ra, vấn đề vệ sinh không kỹ hoặc sử dụng xà phòng và các chất tẩy rửa không an toàn để giặt tã cũng có thể là thủ phạm gây hăm tã, kích thích quá trình này phát triển.

Để các bậc phụ huynh có thể hiểu rõ hơn về chứng bệnh hăm tã, từ đó có cách phòng bệnh và điều trị kịp thời, chúng tôi tổ chức buổi Giao lưu trực tuyến - Hăm tã ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những điều chưa biết!, lúc 11h ngày 22/08/2017.

Mẹ thiếu hiểu biết khiến con bị hăm tã…nặng - 2

TS.BS Trần Ngọc Ánh

Hoạt động nằm trong khuôn khổ của chương trình hợp tác giữa Eva.vn và nhãn hàng tã em bé Unidry, tã người lớn Sunmate thuộc Công ty TNHH Taisun Việt Nam.

Để nắm thêm chi tiết về sản phẩm cùng các chương trình bán hàng, tìm hiểu thêm tại:

- Tã em bé UniDry: https://www.facebook.com/UnidryVietnam/

- Tã người lớn SunMate: https://www.facebook.com/tanguoilonSunMate/

Chương trình có sự tham gia của chuyên gia hàng trong lĩnh vực Da liễu: TS.BS Trần Ngọc Ánh, hiện đang công tác tại BV Da liễu TP.HCM.

Khai Tâm.
Nguồn: [Tên nguồn].

Tin bài cùng chủ đề Trẻ nhỏ và bệnh thường gặp