Phụ nữ ngồi nhiều dễ mắc bệnh tiểu đường

Ngày 17/03/2013 06:48 AM (GMT+7)

Phụ nữ ít vận động, ngồi quá nhiều sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Anh, những người phụ nữ ngồi nhiều nhiều hơn 7 giờ mỗi ngày có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường týp 2 hơn những người vận động nhiều.

Đó là kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Leicester (Anh). Cuộc nghiên cứu đã kiểm tra máu của 505 đàn ông và phụ nữ tham gia, có độ tuổi từ 59 trở lên. Những người phụ nữ cho biết đã ngồi từ 4-7 giờ mỗi ngày và những người đàn ông ngồi từ 4-8 giờ mỗi ngày. Kết quả cho thấy, trong máu phụ nữ ngồi nhiều có mức cao các các loại hóa chất chỉ ra cơ thể đang phát triển bệnh tiểu đường.

Bên cạnh đó, những người tham gia nghiên cứu còn được yêu cầu thực hiện thêm một cuộc kiểm tra nhằm đo lường mức các loại hóa chất nhất định trong máu để tìm ra mối liên quan với sự phát triển của bệnh đái tháo đường.

Theo đó, những phụ nữ ngồi lâu nhất thường có mức cao insulin trong máu - một loại hormone giúp điều chỉnh mức đường huyết trong cơ thể. Khi mức insulin trong máu cao chứng tỏ rằng cơ thể họ đang trở nên kháng loại hormone này và bệnh tiểu đường đang bắt đầu phát triển.

Tuy nhiên, các kết quả trên lại không đúng ở đàn ông. Vì thế, các nhà khoa học cho rằng: So với đàn ông, phụ nữ dễ phải chịu tác động tiêu cực hơn của thói quen ít vận động . Các nhà nghiên cứu cho biết, sở dĩ có sự khác biệt giữa đàn ông và phụ nữ đối với vấn đề này là do phụ nữ thường ăn quà vặt nhiều hơn đàn ông trong lúc ngồi, hoặc do đàn ông thường tham gia vào các hoạt động tăng cường sức khỏe vào các thời điểm khác nhiều hơn phụ nữ.

Phụ nữ ngồi nhiều dễ mắc bệnh tiểu đường - 1

So với đàn ông, phụ nữ dễ phải chịu tác động tiêu cực hơn của thói quen ít vận động (Ảnh minh họa)

Trong thực tế, rất nhiều bệnh nhân bị bệnh tiểu đường týp 2 mà không biết mình mang bệnh do họ không nhận ra các triệu chứng của bệnh như mệt mỏi, khát nhiều, tiểu nhiều, nhiễm nấm tái phát và vết thương lâu lành.

Các nhà nghiên cứu khẳng định: “Nghiên cứu này nhằm cung cấp thêm những chứng cứ mới nhằm chỉ ra mức giới hạn của thời gian ngồi, bất kể việc hoạt động thể chất như thế nào, đã tác động xấu đến tình trạng kháng insulin và các chứng viêm mãn tính cấp độ thấp ở phụ nữ”.

Những dấu hiệu sớm nhận biết bệnh tiểu đường type 2:

- Thường xuyên khát và đi tiểu: Khi lượng đường dư thừa tích tụ trong máu của bạn, chất lỏng được thu về từ các mô. Điều này có thể khiến bạn khát nước. Kết quả là, bạn có thể uống nước và đi tiểu nhiều hơn bình thường.

- Thường xuyên đói: Nếu không có đủ insulin để chuyển đường vào các tế bào của bạn, cơ bắp và các cơ quan của bạn trở nên cạn kiệt năng lượng. Điều này gây nên đói dữ dội.

- Giảm cân: Mặc dù ăn nhiều hơn bình thường để làm giảm đói, nhưng bạn vẫn có thể giảm cân.

-  Mệt mỏi: Nếu tế bào cơ thể của bạn bị thiếu chất đường, bạn có thể trở nên mệt mỏi và dễ cáu kỉnh.

- Mờ mắt: Nếu lượng đường trong máu của bạn quá cao, chất lỏng có thể được kéo từ các tròng mắt của bạn. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và nhìn rõ của mắt.

- Người bị bệnh tiểu đường thì cũng dễ bị các vết thương lở loét, nhiễm trùng thường xuyên. Và các vết thương này cũng lâu lành hơn bình thường bởi bệnh tiểu đường type 2 ảnh hưởng đến khả năng chữa lành vết thương và chống lại nhiễm trùng của cơ thể.

Ngoài ra, một số người bị bệnh tiểu đường type 2 có các mảng da sẫm mà, nhất là ở những vùng da bị gấp nhiều, ví dụ như ở nách và cổ. Tình trạng này, được gọi là acanthosis nigricans, có thể là một dấu hiệu của kháng insulin.

Theo Phạm Minh (VnMedia)
Nguồn:

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tiểu đường thai kì