Sử dụng đũa mốc lâu ngày có nguy cơ gây ung thư

Ngày 30/04/2017 12:00 PM (GMT+7)

Việc một số gia đình dùng đũa được vệ sinh không sạch, sử dụng trong thời gian dài khiến đũa bị mốc hoặc để lâu rồi đem ra sử dụng sẽ có nguy cơ gây ung thư.

Trên thị trường hiện nay, vật liệu để làm đũa vẫn thường là gỗ, tre. Trong điều kiện môi trường ẩm ướt thì những chất liệu thường dễ bị mốc.

Trong khi đó, nhiều hộ gia đình có thói quen sử dụng đũa lâu năm mà không thay thế. Có những trường hợp, đũa được mua về nhưng để lâu không sử dụng dẫn đến bị mốc, khi có việc cần thì nhiều người tiếc của đem ra tráng bằng nước sôi để sử dụng.

Tuy nhiên ở môi trường ẩm ướt, tích nước là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn như cầu tụ vàng và E.coli phát triển. Chính việc sử dụng đũa bị mốc là mầm mống gây nên các loại bệnh nguy hiểm cho sức khỏe.

Các gia đình khi sử dụng không nên tiếc của tận dụng lại loại đũa dùng một lần vì loại đũa này thường dễ bị mốc khi sử dụng ở môi trường ẩm ướt.

Trong tình trạng ẩm ướt, những loại đũa làm từ các chất liệu gỗ có khả năng trở thành môi trường sinh trưởng cho nấm aspergillus flavus - một trong những loại nấm có chứa độc tố gây ung thư. Đũa mốc nghiêm trọng còn sinh ra aflatoxin – loại chất độc cực kỳ nguy hiểm.

Sử dụng đũa mốc lâu ngày có nguy cơ gây ung thư - 1

Từ thực trạng trên, chuyên gia khuyến cáo các gia đình nên luộc đũa nửa tiếng trong nước sôi mỗi tuần một lần, sau đó phơi thật khô rồi mới tiếp tục sử dụng. (ảnh minh họa)

Tổ chức Y tế Thế giới nhận định độc tố vi nấm aflatoxin là một chất gây ung thư với độc tính mạnh gấp 68 lần thạch tín, gấp 10 lần kali xyanua và mang tính phá hoại cực mạnh đối với các tổ chức tế bào gan. Chỉ cần hấp thu quá 1mg aflatoxin, nguy cơ mắc ung thư gan sẽ ở mức cao.

Thực tế, nhiều gia đình thường có thói quen dùng đũa gỗ trong nhiều năm, mốc thì rửa đi tráng qua nước nóng rồi dùng tiếp. Nhiều người nghĩ dùng nước sôi bình thường (100oC) là có thể loại bỏ được độc tố trên đũa. Tuy nhiên, các chất gây ung thư như aspergillus flavus hay aflatoxin đều có khả năng chịu nhiệt rất tốt và khó có thể tiêu trừ. Ví dụ tiêu biểu là vi nấm Aflatoxin có khả năng chịu nhiệt lên đến 280oC.

Việc làm này có tác dụng tốt trong việc loại bỏ, hạn chế sự sinh sôi của độc tố, vi nấm.

Theo TS. Trần Hồng Côn, khoa Hóa, trường đại học Khoa học Tự nhiên, từ năm 1988, tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế đã liệt Aflatoxin B1 vào nhóm độc chất gây ung thư với những bằng chứng cho thấy mối liên hệ rõ ràng giữa chất độc này trong cơ thể với bệnh ung thư gan.

“Các gia đình không nên dùng đũa cũ quá nửa năm, đồng thời cần chú ý quan sát bề mặt đũa khi sử dụng. Nếu phát hiện thấy một số dấu hiệu khác thường, người nội trợ nên thay đũa mới để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình”. TS. Côn khuyến cáo.

Theo Nguyên Mạnh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh ung thư