Tế bào ung thư được kích hoạt như thế nào? Ai dễ rơi vào tầm ngắm?

Ngày 02/01/2017 14:59 PM (GMT+7)

Trong mỗi người chúng ta ai cũng có thể chứa tế bào ung thư tiềm ẩn, tuy nhiên tế bào đó bị chúng ta "kích hoạt" khiến chúng xuất hiện phát tác ra như thế nào?

Lý giải vì sao “tế bào ung thư ai cũng có”

Chuyên gia cho biết, trên lý thuyết trong cơ thể mỗi người chúng ta đều tồn tại tế bào ung thư.

Cơ thể chúng ta có hàng tỷ tế bào, những tế bào đó đều tham gia vào sự trao đổi chất cũ mới của cơ thể. Mỗi ngày, ngoài các tế bào già chuyển hóa, còn mọc lên các tế bào mới. Trong quá trình tế bào sinh sản và thay thế, sẽ xuất hiện các tế bào sai lệch, những tế bào này được gọi là tế bào ung thư.

Khối u "thích" nhất là trú ngụ trong những người có chức năng miễn dịch thấp. Vì vậy trong những người vừa mới về hưu sẽ dễ dàng sở hữu khối u.

Bạn không cần phải sợ hãi, thỉnh thoảng chúng ta có tế bào sai lệch cũng rất bình thường, bởi vì cơ thể có hàng tỷ tế bào, con số tế bào to lớn như vậy nên trong quá trình phân chia và sinh sản sẽ sai sót.

Tuy nhiên, dưới sự giảm sát của chức năng miễn dịch mạnh mẽ trong cơ thể, trong nhiều trường hợp sẽ tiêu diệt các tế bào ung thư đó hoặc sửa lỗi những tế bào sai lệch này thành tế bào chuẩn. Vì vậy tế bào lỗi ít có khả năng diễn biến thành tế bào ung thư.

Làm thế nào để tế bào lỗi diễn biến thành ung thư?

Chuyên gia cho biết, tế bào bình thường sau khi trao đổi, thay thế sẽ diệt vong bởi vì sự sinh trưởng và phát triển của tế bào bình thường chịu sự điều khiển và khống chế.

Tế bào ung thư được kích hoạt như thế nào? Ai dễ rơi vào tầm ngắm? - 1

Nhưng nếu có tế bào sai lệch, không có cách để cơ thể bài trừ hết thì sẽ trở thành “kẻ xâm lược”, không những không hủy hoại mà còn sinh trưởng phát triển gấp đôi trong cơ thể cho tới lúc có một ngày biến thành tế bào ung thư. Vì vậy y học gọi tế bào ung thư là tế bào bất tử.

Mặc dù tỉ lệ này vốn không lớn, nhưng tại sao những tế bào lỗi này cơ thể không thể bài trừ hết? Bởi vì tế bào lỗi “thông minh” hơn một chút, chúng sẽ bài tiết ra một số chất để thay đổi môi trường của hệ miễn dịch xung quanh, từ đó khống chế hệ miễn dịch. Sau đó chúng lại giả dạng thành tế bào bình thường, không cho hệ miễn dịch nhận ra thân phận thật sự của mình.

Hiện tượng thoát khỏi sự giám sát của hệ miễn dịch trong y học gọi là “thoát miễn dịch”. Một khi tế bào ung thư thoát miễn dịch sẽ tồn tại và không ngừng sinh sản, cho tới lúc dẫn đến ung thư.

Chuyên gia nói, trong lâm sàng có thể phát hiện ra khối u 1cm bằng cách chụp hình ảnh. Khối u 1cm này đã có 10­9  tế bào ung thư.

Khái niệm 10­9 có thể mọi người cảm thấy khó hình dung, song bạn chỉ cần nhớ, nếu tế bào ung thư trong cơ thể dưới khoảng 105 thông thường có thể được chức năng miễn dịch của cơ thể khống chế.

Còn nếu số lượng tế bào ung thư lớn hơn 106, chức năng miễn dịch của cơ thể có thể không thể kiếm chế được nữa. Nếu đến con số 1012 thì chúng ta đã mắc bệnh nan y.

Ai càng dễ “kích hoạt” tế bào ung thư trong cơ thể? Trong lâm sàng rất nhiều người già vừa về hưu thoát khỏi vị trí công việc sẽ cảm thấy bị thất vọng và chán nản. Điều này cũng làm cho hệ miễn dịch thấp kém.

Khối u "thích" nhất là trú ngụ trong những người có chức năng miễn dịch thấp. Vì vậy trong những người vừa mới về hưu sẽ dễ dàng sở hữu khối u.

Hệ miễn dịch cơ thể chủ yếu là để nhận biết tế bào trong cơ thể có phải của mình hay không. Nếu phải thì không tấn công nó, nhưng nếu không thuộc cơ thể mà chuyển dịch từ nơi khác đến, hệ miễn dịch sẽ bài trừ nó.

Vì vậy, những người bị bệnh về hệ miễn dịch của mình như viêm khớp phong thấp, bệnh lupus, hội chứng khô, bệnh AIDS và cả những người làm phẫu thuật cấy ghép gan, cấy ghép thận, uống các loại thuốc ức chế miễn dịch... đều cần cẩn thận vì họ đã bị tế bào ung thư cho vào tầm ngắm.

Theo PV
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh ung thư