Tại sao lễ Phục sinh không thể thiếu trứng?

Ngày 20/04/2014 16:26 PM (GMT+7)

Bắt đầu từ khi nào trứng được coi là một biểu tượng của lễ Phục sinh không phải ai cũng biết.

Năm nay, lễ Phục sinh của người Phương tây rơi vào ngày 20/4. Phục sinh không phải một ngày lễ truyền thống của người Việt (trừ người theo đạo thiên chúa) nhưng từ lâu, trước sự giao thoa mạnh mẽ giữa các nền văn hóa, những món ăn trong ngày lễ này được nhiều chị em yêu thích, đặc biệt là món trứng được tô vẽ với nhiều màu sắc bắt mắt.

Trứng vốn là biểu tượng cổ xưa của lễ Phục sinh. Mỗi khi tới dịp này, nhà nhà, người người đều tặng nhau những quả trứng do chính bản thân mình trang trí, nhằm cầu chúc cho người thân và bạn bè những điều tốt nhất trong cuộc sống. Tuy nhiên, tại sao lễ Phục sinh phải có trứng và có từ khi nào thì không phải ai cũng biết.

Người theo đạo Thiên chúa dựa vào sự kiện chúa Giê Su sống lại và bước ra từ nấm mồ, nên họ coi hình ảnh những quả trứng gắn liền với sự hồi sinh. Trứng cũng còn mang ý nghĩa sinh sôi, nảy nở như sự xuất hiện của mùa xuân đâm chồi nảy lộc sau mùa đông lạnh giá, khô cằn. (Tương tự như người Việt cũng có sự tích "bọc trăm trứng" để giải thích cho sự xuất hiện của con cháu vua Hùng). Vì thế, tập tục trứng Phục sinh vẫn được duy trì cho đến nay ở nhiều nước Châu Âu trong ngày này.

Tại sao lễ Phục sinh không thể thiếu trứng? - 1

Bắt đầu từ thế kỷ VIII, người ta đã thấy những quả trứng Phục sinh được dùng để tặng nhau trong dịp này. Trứng sau khi luộc chín, được nhuộm màu và vẽ lên những hình những hình vẽ tuỳ ý. Tuy nhiên, khi mới xuất hiện, tục này chưa trở nên phổ biến.

Hiện nay, những hình thức của quả trứng đã có nhiều thay đổi. Ngoài những quả trứng thật được tô vẽ và nhuộm màu như xưa, còn có thêm những quả trứng khác như trứng chocolate cho trẻ em. Chocolate được làm nóng lên khoảng 50 độ rồi cho vào khuôn đúc. Sau đó lấy ra và vẽ hình tùy ý.

Tại sao lễ Phục sinh không thể thiếu trứng? - 2

Trứng Phục sinh được làm từ chocolate

Người ta còn nghĩ ra những trò chơi liên quan tới trứng. Trẻ em trong dịp Phục sinh sẽ được dẫn đến những khu vườn hoặc những khu rừng dành cho lễ hội. Trứng được giấu trong các bụi cây, dưới những đám cỏ… để cho trẻ em đi tìm. Bên cạnh đó, trên bàn ăn hay bàn tiệc, người ta có bày các món ăn liên quan đến trứng.

Việc trang trí màu sắc cho trứng gà đã được luộc chín cũng mang những ý nghĩa tốt đẹp. Màu đỏ tượng trưng cho may mắn, màu xanh cho hy vọng, sự trẻ trung, trong sáng, màu vàng cho sự khôn ngoan, màu trắng cho thanh bạch, màu cam cho sức mạnh,...

Tại sao lễ Phục sinh không thể thiếu trứng? - 3

Màu sắc trang trí trên quả trứng cũng có ý nghĩa nhất định

Để các món ăn trong ngày lễ Phục sinh thêm phong phú và đa sắc, người ta còn làm các bánh, món ăn trang trí theo chủ đề này. Như cupcake Phục sinh, thạch trứng Phục sinh... Nhưng dù là gì đi nữa, những món ăn này đều được thưởng thức với tâm thế trân trọng nhất!

Tại sao lễ Phục sinh không thể thiếu trứng? - 4

Cupcake cho lễ Phục sinh

Tại sao lễ Phục sinh không thể thiếu trứng? - 5

Thạch trứng nhiều màu, biến tấu hấp dẫn của trứng Phục sinh

Ngoài món trứng Phục sinh, trong ngày lễ này, trên bàn ăn, người ta còn bày các món bánh mazurek ở Ba Lan, thịt xông khói ở Mỹ hay món thịt cừu của người Do Thái...

Tại sao lễ Phục sinh không thể thiếu trứng? - 6

Bánh mazurek ở Ba Lan

Tại sao lễ Phục sinh không thể thiếu trứng? - 7

Thịt xông khói không thể thiếu trong ngày lễ Phục sinh của người Mỹ

Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Món ăn Âu khó cưỡng