Ăn vố lừa đau khi mua đồ hiệu bằng "niềm tin"

Ngày 15/12/2014 15:49 PM (GMT+7)

Trịnh T.Liên, Hà Nội đã rất bức xúc và bực tức khi mua phải túi hiệu rởm tại một cửa hàng quen biết.

Mua hàng hiệu bằng “niềm tin”

Rất nhiều tín đồ thời trang dành trọn đam mê cho những món đồ hàng hiệu đẳng cấp, họ không bỏ qua bất cứ cơ hội nào để được mua hàng “xịn” giá hợp lý. Tuy vậy, chuyện mua qua bán lại đồ hiệu ở Việt Nam luôn tiềm ẩn những rủi ro không nhỏ.

Túi xách là phụ kiện thời trang được quan tâm hàng đầu, những chiếc mang thương hiệu như Louis Vuiton, Chanel… thường được làm thủ công với số lượng có hạn, bán ra kèm theo mã số để bảo đảm giá trị “trọn đời” cho sản phẩm. Túi xách thương hiệu lớn đã qua sử dụng vẫn có giá trị cao nhờ vào phẩm chất tuyệt hảo mà nhà sản xuất cam kết. Nhiều tín đồ thời trang chọn loại túi này vì giá thành hợp lý hơn mà vẫn được hưởng thụ sản phẩm thật.

Nguồn túi này được một số cá nhân nhập về trong nước và bán lại cho người dùng dựa trên mã sản phẩm của hãng. Tuy vậy, việc kiểm tra bên ngoài hay dựa trên uy tín của người bán là hoàn toàn chưa đủ để bạn rút hầu bao cho một món đồ hiệu xa xỉ. Rất nhiều “nạn nhân” của hàng giả, hàng fake hoặc hàng không rõ xuất xứ đã mất số tiền không hề nhỏ cho những phút bất cẩn chỉ vì niềm tin với người bán.

Ăn vố lừa đau khi mua đồ hiệu bằng quot;niềm tinquot; - 1

Những chiếc tui LV tiểu thư kiêu kỳ có sức hấp dẫn lớn với phái nữ, đặc biệt là hàng chính hãng

Ăn vố lừa đau khi mua đồ hiệu bằng "niềm tin"

Trịnh T.Liên, 24 tuổi ở Hà Nội một tín đồ của túi xách hàng hiệu có nhiều năm đam mê với thâm niên "săn" đồ hiệu vẫn bị lừa ngon lành khi chót tin tưởng tuyệt đối vào người bán.

"Mình mua một túi LV alma bb vernis màu đỏ, giá 27 triệu đồng từ tên facebook J.Nguyen (Một người chuyên hàng auth ở Hà Nội). Vì tin tưởng vào kinh nghiệm của bạn này, và trước đó mình cũng đã có giao dịch buôn bán, nên khi mua mình không lăn tăn điều gì mà cũng không kiểm tra mã của chiếc túi này mà chỉ xem da và các phần kim loại bên ngoài thôi.

Mình mua và sử dụng trong 2 tuần, sau đấy bán lại cho cô em cũng ở Hà Nội. Cũng vì tin tưởng mình nên gái này mua và cũng không check code túi mà chỉ kiểm tra bề ngoài thôi. Mình lúc đấy vẫn khẳng định đây là túi XỊN. Và gái kia cũng vô tư dùng túi.

Ăn vố lừa đau khi mua đồ hiệu bằng quot;niềm tinquot; - 2

Ăn vố lừa đau khi mua đồ hiệu bằng quot;niềm tinquot; - 3

Túi Louis Vuiton alma bb vernis màu đỏ được chị Liên mua

Ăn vố lừa đau khi mua đồ hiệu bằng quot;niềm tinquot; - 4

Các chi tiết trên chiếc túi không có code bị nghi ngờ là hàng giả

Sau đó một thời gian khi cô này muốn thanh lý cho một người khác lúc kiểm tra túi thì phát hiện ra là không có code. Mình tới để xác nhận xem túi có bị tráo đổi gì ko, và quan trọng là check lại code, kết quả đây là chiếc túi không có mã của hãng đồng nghĩa không phải sản phẩm thật từ thương hiệu như người bán ban đầu cam kết.

J. Nguyễn nói không giải quyết việc này vì mình đã bán túi cho người khác, đó là sự vô trách nhiệm hay lừa đảo có chủ đích từ ban đầu? Mình đã quá chủ quan còn người bán không giúp khách hàng kiểm tra mã cẩn thận túi rồi mới trao tay.

Túi LV nào cũng đều có code cả, code có thể dập chìm, hoặc là miếng da may sát bên trong lót túi. Nếu túi thiếu code thì không thể khẳng định là thật."

Mỗi chiếc túi xách đẳng cấp đều là một câu chuyện từ óc sáng tạp, tâm hồn đẹp và bàn tay tài hoa... bạn muốn sở hữu một chiếc túi hiếm có như vậy ngoài tiền túi thì cần sự sáng suốt "chuyên nghiệp". Đừng bỏ qua một quy trình kiểm tra nào kể cả bằng mắt thường hay nhờ tới những người có kinh nghiệm. Đặc biệt là khâu kiểm tra tính cá nhân chính danh mà chỉ có ở từng sản phẩm bậc nhất xa xỉ như dòng mã code "thần thánh" của Louis Vuiton.

Với số tiền lớn bỏ ra cho một món hàng xa xỉ, một cuộc mua bán dựa trên niềm tin cá nhân chắc chắn không nên lặp lại đối với bất kỳ tín đồ thời trang nào.

Những lưu ý khi mua túi xách hàng hiệu

Ăn vố lừa đau khi mua đồ hiệu bằng quot;niềm tinquot; - 5

Những chiếc túi Louis Vuiton được sản xuất thủ công từ những người thợ tài hoa bậc nhất

- Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ:

Các hãng cao cấp như Louis Vuitton hay Gucci đều hoàn toàn không sản xuất tại bất cứ nước thứ ba nào. Sản phẩm LV sẽ là Made in France và Gucci là Made in Italy. 

- Lưu ý đặc biệt tới logo:

Logo của các loại túi xịn được in rất sắc nét, thẳng hàng. Túi Chanel có logo là hai chữ C lồng vào nhau, hãy vững chắc chữ C không bị biến tấu thành hơi giống chữ O. Hàng giả cũng rất dễ viết sai tên sản phẩm. Thay vì Cartier thì thành Carter, Louis Vuitton thành Louis Vutton…

- Kiểm tra kỹ từng đường may:

Những chiếc túi giả thường có đường may cẩu thả, không chi tiết, màu chỉ không nhất quán (túi LV thường dùng chỉ màu nâu vàng để khâu viền túi, đặc biệt trong dòng Monogram). Túi chính hãng có đường may sắc nét, các chi tiết như ổ khóa trên túi Hermes cầm nặng tay vì làm từ kim loại đặc, chất liệu da dày dặn, có mùi da nhẹ. Ở mặt trong, túi “xịn” thường có hoa văn trong khi túi “nhái” thì không.

- Đặc biệt kiểm tra mã code:

Với túi xách của LV, trước năm 1980 không sử dụng Date Code mà chỉ đơn giản là giập chữ Louis Vuitton. Sau năm 1980, mỗi sản phẩm LV đều có một “Date Code” (Mã sản xuất) được giập chìm trực tiếp lên sản phẩm hoặc một miếng da. Nó bao gồm 6 ký tự: 2 ký tự đầu là Mã nước (ký tự chữ); 4 ký tự sau là thời gian (ký tự số).

Alice
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sành điệu cùng hàng hiệu