Câu chuyện buồn về số phận của những đứa trẻ tị nạn chịu cảnh đời tảo hôn

Ngày 25/02/2017 02:55 AM (GMT+7)

Những người tị nạn, đặc biệt là trẻ em vẫn ngày ngày phải đối mặt với bạo lực. Các em bị tước đoạt tương lai và kinh khủng hơn, đó là hy vọng.

Thế giới đang chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng số lượng người tị nạn buộc phải chạy trốn khỏi các cuộc chiến tranh, xung đột và bức hại. Báo cáo của UNICEF ghi nhận số người tị nạn ngày càng trẻ hơn số người di cư. Nếu phần lớn người di cư là người lớn thì 50% số người tị nạn là trẻ em.

Báo cáo của UNICEF cảnh báo 28 triệu trẻ em phải rời bỏ quê hương do xung đột là thành phần dễ bị tổn thương nhất, trong số này có nhiều em có nguy cơ bị ngược đãi, bị cầm tù vì không có giấy tờ tùy thân. Các em không thuộc đối tượng pháp lý rõ ràng, do đó không được theo dõi sức khỏe thường kỳ.

Mới đây, hơn 100 bé gái tại Ireland đã cùng xuất hiện trong đoạn video có một thông điệp đầy sức mạnh và lay động lòng người về hoàn cảnh sống của những người người tị nạn. Đoạn video được sản xuất bởi tổ chức nhân quyền trẻ em Plan International Ireland.

Câu chuyện buồn về số phận của những đứa trẻ tị nạn chịu cảnh đời tảo hôn - 1

Mới đây, hơn 100 bé gái tại Ireland đã cùng xuất hiện trong đoạn video có một thông điệp đầy sức mạnh và lay động lòng người về hoàn cảnh sống của những người người tị nạn

Câu chuyện buồn về số phận của những đứa trẻ tị nạn chịu cảnh đời tảo hôn - 2

Các em trở thành nạn nhân của bạo lực, phải chịu cảnh bị đánh đập, phải thu mình lại mỗi khi bị mắng mỏ.

Các bé gái xuất hiện trong thử thách Mannequin (thử thách Ma nơ canh bất ngờ trở thành trào lưu nóng nhất trên mạng xã hội những ngày cuối tháng 10 vừa qua) trên phố South King, Dublin, Ireland.

Đoạn video dài khoảng 45 giây đã phần nào lột tả được hết tình cảnh của các em nhỏ tị nạn với khuôn mặt hốt hoảng, sợ hãi. Các em trở thành nạn nhân của bạo lực, phải chịu cảnh bị đánh đập, phải thu mình lại mỗi khi bị mắng mỏ.

Người ta có thể thấy rõ sự thất vọng trong đôi mắt trong veo của các em. Nhiều em đã sớm trở thành cô dâu khi còn rất nhỏ và bị tước đoạt quyền được đến trường. Các em trở nên vô hình và không có tiếng nói trong mắt mọi người.

Câu chuyện buồn về số phận của những đứa trẻ tị nạn chịu cảnh đời tảo hôn - 3

Người ta có thể thấy rõ sự thất vọng trong đôi mắt trong veo của các em

Tại các trại tị nạn Jordan, Li Băng và Thổ Nhĩ Kỳ, các bé gái thường bị ép gả cưới sớm vì gia đình các em nghĩ rằng đây là cách tốt nhất để thoát khỏi cảnh đói nghèo, thoát khỏi sự lạm dụng tình dục. Chiến tranh đi kèm với hoàn cảnh sống khó khăn đã vô tình đẩy các em vào vòng xoáy của đau khổ.

Theo Quỹ dân số của Liên Hiệp Quốc, tảo hôn là hành động vi phạm nhân quyền. Mặc dù có những điều luật chống lại nó, việc kết hôn với trẻ nhỏ vẫn diễn ra tại nhiều nơi, một phần vì sự nghèo đói và bất bình đẳng giới. 

Câu chuyện buồn về số phận của những đứa trẻ tị nạn chịu cảnh đời tảo hôn - 4

Nhiều em đã sớm trở thành cô dâu khi còn rất nhỏ và bị tước đoạt quyền được đến trường. Các em trở nên vô hình và không có tiếng nói trong mắt mọi người.

Tại các nước đang phát triển, cứ 3 bé gái thì có 1 em phải kết hôn trước khi đủ 18 tuổi. Cứ 9 bé gái thì có 1 em kết hôn dưới 15 tuổi. Nạn tảo hôn ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống và tính mạng của các em. Mang thai và kết hôn khi vẫn còn trong độ tuổi đến trường khiến các bé gái phải bỏ dở cuộc sống của mình và điều đó cản trở con đường tương lai phía trước của các em. 

Câu chuyện buồn về số phận của những đứa trẻ tị nạn chịu cảnh đời tảo hôn - 5

Mặc dù các quốc gia giàu có đang nỗ lực để giải quyết cuộc khủng hoảng này, những người tị nạn, đặc biệt là trẻ em vẫn ngày ngày phải đối mặt với bạo lực

Hiện tại, theo thống kê, số lượng người tị nạn ngày càng gia tăng. Ước tính có hơn 65 triệu người đang bị đẩy ra khỏi cuộc sống của mình và hơn 21,3 triệu người tị nạn trên toàn thế giới. Theo số liệu từ Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, mỗi ngày, hơn 30,000 buộc phải rời bỏ quê hương vì chiến tranh và xung đột.

Tại thời điểm hiện nay, có khoảng 10 quốc gia đang nhận hơn một nửa số người tị nạn trên thế giới. Mặc dù các quốc gia giàu có đang nỗ lực để giải quyết cuộc khủng hoảng này, những người tị nạn, đặc biệt là trẻ em vẫn ngày ngày phải đối mặt với bạo lực. Các em bị tước đoạt tương lai và kinh khủng hơn, đó là hy vọng. 

Nhật Linh/Dịch từ elitedaily
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h