Tự ngâm nước hoa atiso đỏ giải khát

Ngày 26/10/2016 09:30 AM (GMT+7)

Nước hoa atiso đỏ có vị thơm nhẹ, chua ngọt rất dễ uống và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

PHẦN 1: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU

- Hoa atiso: 1kg

- Đường kính : 800gr

- Lọ thủy tinh

PHẦN 2: CÁCH NGÂM SI RÔ HOA ATISO

Bước 1: Rửa sạch hoa atiso. Tách riêng cánh hoa với đài hoa. Dùng dao cắt phần đế rồi bạn dùng đũa đẩy đài hoa ra ngoài. Phần đài hoa bạn có thể phơi khô hãm nước uống hoặc để ngâm rượu.

Tự ngâm nước hoa atiso đỏ giải khát - 1

Tự ngâm nước hoa atiso đỏ giải khát - 2

Bước 2: Rửa lại bằng nước sôi để nguội, sau đó để cho thật ráo nước.

Tự ngâm nước hoa atiso đỏ giải khát - 3

Tự ngâm nước hoa atiso đỏ giải khát - 4

Bước 3: Rửa sạch lọ thủy tinh, lau khô rồi cho một lớp hoa atiso xuống, thêm một lớp đường lên, cứ thế đầy lọ rồi đóng chặt để nơi thoáng mát.

Tự ngâm nước hoa atiso đỏ giải khát - 5

Bước 4: Sau vài ngày tan đường bạn có thể dùng được nước actiso.

Tự ngâm nước hoa atiso đỏ giải khát - 6

Tự ngâm nước hoa atiso đỏ giải khát - 7

Tự ngâm nước hoa atiso đỏ giải khát - 8

Ngoài ra, nếu bạn muốn làm si rô hoa atiso có thể tham khảo cách làm tại đây.

Chúc bạn thành công với cách ngâm nước hoa actiso đỏ này nhé!

Hoa bụp giấm (còn có tên gọi là hoa atiso đỏ, Hibicus hay hoa Vô thường) có nguồn gốc từ Tây Phi. Theo Đông y, bụp giấm có vị chua, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, lợi mật. Còn theo tài liệu nước ngoài, những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chứng minh hoạt chất từ bụp giấm có tính kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm, chống ôxy hóa (sự già hóa của cơ thể), giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, tăng cường chức năng tiêu hóa, nhuận tràng, hạ huyết áp, làm giảm cholesterol trong máu, chống xơ vữa động mạch, giảm sự đọng lipid ở gan và bảo vệ tế bào gan.

Ngoài ra, hoa bụp giấm còn có tính kháng sinh, trị ho, viêm họng. Nhờ có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như vậy nên chị em thường mua hoa bụp giấm về để làm siro hoặc nước giải khát. Thời điểm cuối tháng 10, hoa bụp giấm được bán rất nhiều ở các chợ lớn, nhỏ khắp thủ đô Hà Nội, với giá trung bình 15.000 - 20.000 đồng/kg. 

Tống Lê Tâm
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đồ uống bạn sẽ thích mê