Vì sao Nhật Bản trả lương cho bà nội trợ?

Ngày 14/01/2016 08:00 AM (GMT+7)

Người nội trợ Nhật Bản không chỉ có lương mà còn có lương hưu.

Cứ 3 người phụ nữ Nhật Bản thì có 1 người muốn làm bà nội trợ. Đây là thông tin từ một khảo sát của chính phủ Nhật được Japan Today nêu lên hồi năm 2013. Thông qua ý kiến của hơn 3000 phụ nữ chưa lập gia đình, độ tuổi từ 15 đến 39, người ta nhận thấy 34% trong số này không muốn đi làm sau khi đã lập gia đình. Cuộc khảo sát do Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cũng cho thấy tỉ lệ phụ nữ không muốn làm bà nội trợ chỉ nhỉnh hơn một chút, vào khoảng 38%. 28% số phụ nữ còn lại thì sao? Đó là những người không chắc là mình nên lựa chọn như thế nào. Cần phải nói rằng, phụ nữ Nhật Bản cũng như nam giới đều được hưởng thụ những tiện ích của một nền giáo dục quốc dân tiên tiến để đáp ứng cho nhu cầu nguồn nhân lực của đất nước. Vậy điều gì đã làm cho phụ nữ Nhật lựa chọn trở thành người “giấu mặt” sau bốn bức tường gia đình thay vì có thể ra ngoài xã hội cáng đáng một công việc với mức thu nhập tốt hơn?

Vì sao Nhật Bản trả lương cho bà nội trợ? - 1

Tỷ lệ phụ nữ Nhật Bản muốn làm nội trợ và không muốn làm nội trợ gần bằng nhau

Trước hết có lẽ phải nói đến cách thức quản lý tiền bạc phổ biến trong gia đình Nhật Bản, tài khoản nhận lương của các ông chồng Nhật Bản thường do vợ quản lý, trách nhiệm của người chồng là kiếm tiền, mọi việc còn lại liên quan đến gia đình đã có người vợ thu xếp hết thảy. Sự phân chia trách nhiệm này có thể nói là được “chuyên môn hóa” sâu sắc đến mức trang Japan-Talk còn hướng dẫn người nước ngoài nhận diện nam giới Nhật chưa lập gia đình bằng cách minh họa hình ảnh một người đàn ông đầu tóc bơ phờ, áo quần xốc xếch, trên tay cầm một loại thức uống công nghiệp chứ không phải là một hộp cơm trưa với chú thích “Người đàn ông này hiển nhiên là còn độc thân”. Ngoài ra, phải nói thêm là người nội trợ ở Nhật Bản không chỉ có lương mà còn có lương hưu. Lương của bà nội trợ Nhật được cộng gộp vào tiền lương của chồng hàng tháng và không chỉ trực tiếp nhận lương của chồng, bà nội trợ Nhật còn được nhà nước cấp cho 50% lương hưu của chồng.

Vì sao Nhật Bản trả lương cho bà nội trợ? - 2

Người nội trợ Nhật Bản không chỉ có lương mà còn có lương hưu

Xã hội Nhật công nhận việc nội trợ vất vả và đòi hỏi kỹ năng, kiến thức như bất kỳ nghề nghiệp nào. Có thể nói rằng, nền kinh tế Nhật Bản không thể tự nhiên mà hầu như chỉ xếp sau Mỹ trên thang GDP. Trong sự hùng cường đó có những cống hiến tận tụy âm thầm của hàng triệu bà nội trợ, mỗi ngày chăm chút cho chồng con từng nếp áo, chén cơm. Không phải chỉ riêng Nhật Bản, ở Việt Nam hiện nay cũng có hàng triệu bà nội trợ đang ngày ngày thực hiện thiên chức của mình. Thế nhưng trong số đó không ít người lại luôn cảm thấy bị giằng co giữa nhu cầu của gia đình với mong muốn chứng tỏ giá trị của bản thân. Điều này làm cho công việc nội trợ trở thành một gánh nặng tâm lý đối với họ.

Trên thực tế, mặc dù không khó để tìm kiếm những sự hỗ trợ thế nhưng có đôi khi chính các chị không thật sự chuyên tâm vào việc tìm giải pháp để chuyện bếp núc trở nên nhẹ nhàng và vui vẻ hơn. Chẳng hạn như để nấu một bữa cơm, thay vì phải tẩm ướp món ăn phức tạp với 5, 7 loại gia vị (mà không khéo sai tỉ lệ thì món ăn sẽ trở nên khó nuốt) thì các chị có thể tìm đến những gia vị đã được nghiên cứu, phối tỷ lệ thích hợp, sử dụng được cho cả món canh, kho, xào... như sản phẩm hạt gia vị TASTY của công ty VIFON - đơn vị có trên 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu các loại thực phẩm chế biến phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam.

Vì sao Nhật Bản trả lương cho bà nội trợ? - 3

Hạt gia vị TASTY được thiết kế túi zip tiện lợi, dễ dàng mở, đóng và bảo quản sản phẩm

Nội trợ là một công việc cao quý như bất cứ công việc nào trong xã hội, thậm chí về một góc độ nào đó, nó còn có sức ảnh hưởng rất lớn lao. Chỉ cần tưởng tượng trong một tuần không có người mẹ, người vợ, cũng đã đủ thấy các ông chồng và những đứa trẻ phải vất vả như thế nào để cáng đáng công việc nhà; làm sao còn đủ tâm trí và sức lực để học tập, làm việc? Thiết nghĩ, dù mỗi cộng đồng có những hình thái khác nhau thế nhưng trong bất kỳ một xã hội nào, người nội trợ vẫn luôn xứng đáng được “trả lương” bằng sự yêu quý và tôn trọng của những người xung quanh. Muốn được như vậy, việc trước tiên chính các chị hãy yêu quý và tôn trọng mình, tìm cho mình những phương thức, trong đó có hạt gia vị TASTY để công việc nội trợ thực sự là một niềm vui chứ không phải là gánh nặng.

Nguồn: [Tên nguồn].