Bé trở nên lười ăn khi chuyển từ cháo sang cơm

Ngày 10/04/2015 08:00 AM (GMT+7)

Rất nhiều trẻ gặp phải tình trạng lười ăn, ăn chậm, hay ngậm khi chuyển từ cháo sang cơm.

Con nhà tôi 26 tháng tuổi, mọc chiếc răng đầu tiên lúc 4 tháng rưỡi, bắt đầu ăn cơm lúc 21 tháng. Từ giai đoạn bú đến khi ăn bột, rồi ăn cháo cháu vẫn ăn uống bình thường nhưng không biết tại sao từ lúc chuyển qua ăn cơm thì cháu trở nên lười ăn, hay ngậm, thỉnh thoảng còn nhè, đặc biệt cháu chỉ chịu ăn khi cơm được chan với canh. Cháu thích những canh nấu chua như canh riêu cua, canh ngao, canh cá và cháu cũng chỉ ăn nước chứ không ăn cái, cũng không thích ăn thức ăn. 5 tháng ăn cơm, cháu tăng cân rất ít. Tôi rất căng thẳng khi tới bữa ăn của con. Tôi phải làm sao?

Chị Mừng 29 tuổi (email: mung.nt85@gmail.com)

Bé trở nên lười ăn khi chuyển từ cháo sang cơm - 1

Rất nhiều trẻ gặp phải tình trạng lười ăn, ăn chậm, hay ngậm khi chuyển từ cháo sang cơm. Đây là giai đoạn khó khăn của cả các bậc cha mẹ lẫn các bé. Nguyên nhân của việc này là do bé chưa có thói quen nhai. Có thể trong quá trình ăn bột hay ăn cháo, các bậc cha mẹ xay nhuyễn tất cả gạo, rau, thịt... khiến cho phản xạ nhai không được hình thành, lúc chuyển sang ăn cơm và thức ăn bé thô không kịp thích ứng ngay.

Việc ăn ngậm, do không có hoạt động nhai nên enzym tiêu hóa được tiết ra rất ít, lượng dịch vị  này lại không được trộn với thức ăn nên không hoàn thành nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn, đồng thời gây ra nguy cơ đầy hơi, trướng bụng, rối loạn tiêu hóa.

Thấy con lười ăn, ăn ngậm, nhiều bậc cha mẹ đã chọn giải pháp là cho con ăn cơm chan canh để bé dễ nuốt hơn, bữa ăn diễn ra nhanh chóng mà không biết việc cho bé ăn cơm chan canh mang lại nhiều tác hại:

- Cơm chan canh tức là thể tích thức ăn tăng lên, bé nhanh no nhưng thực chất lượng thức ăn đưa vào cơ thể không được bao nhiêu.

- Bé sẽ nuốt chửng, bỏ quên phản xạ nhai, đảo trộn thức ăn. Hoạt động nhai giúp nước bọt được tiết ra chứa enzym β-Amylase cần thiết cho việc tiêu hóa, củng cố vị giác. Thiếu enzym này, tinh bột sẽ không thể chuyển hóa thành đường maltose, giai đoạn tiêu hóa tiếp theo ở dạ dày trở nên khó khăn, dạ dày phải co bóp nhiều, làm việc vất vả, nguyên nhân của bệnh đau dạ dày về sau. Điều này còn làm cho cơ hàm kém phát triển răng mọc sẽ bị xô lệch do không đủ chỗ.

- Các loại men tiêu hóa bị canh pha loãng, khả năng chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng giảm. 

- Tệ hại hơn, nếu bé chỉ ăn cơm chan canh mà không ăn thức ăn đó là trong canh có rất ít chất dinh dưỡng, bé sẽ bị thiếu chất trầm trọng.

Vậy biện pháp nào cho những trẻ khó khăn trong giai đoạn tập ăn cơm mà đã trót ăn cơm chan canh?

Bé trở nên lười ăn khi chuyển từ cháo sang cơm - 2

- Từ từ giảm dần lượng cơm chan canh của trẻ.

- Cho bé ăn cơm khô từng ít một

- Bổ sung các men tiêu hóa từ bên ngoài giúp cho lượng thức ăn đưa vào cơ thể trẻ được tiêu hóa hoàn toàn và cũng để trẻ cảm thấy ngon miệng với món ăn.

Enzymbimin là sự kết hợp giữa men tiêu hóa và cả khuẩn tiêu hóa cùng với các acid amin giúp hệ tiêu hóa có thể chuyển hóa hoàn toàn những thực phẩm được đưa vào cơ thể thành những chất dinh dưỡng để nuôi sống cơ thể, giúp trẻ tăng cân và ăn ngon miệng.

Bé trở nên lười ăn khi chuyển từ cháo sang cơm - 3

Enzymbimin với các thành phần và công dụng như sau: 

Bacillus clausii: một loại men vi sinh vẫn có thể phát triển ngay cả trong môi trường kháng sinh, bền vững trong môi trường acid của dạ dày và có thể chịu được nhiệt độ lên tới 65 độ C, hơn nữa còn có khả năng sản xuất một số các vitamin đặc biệt là vitamin nhóm B góp phần quan trọng trong quá trình trao đổi chất, tăng sức đề kháng.

β-Amylase: thủy phân tinh bột 

Maltase: chuyển hóa maltose (sau quá trình thủy phân tinh bột) thành glucose - nguồn năng lượng chủ yếu và trực tiếp của cơ thể. Nếu thiếu enzym này, cơ thể khó hấp thu chất dinh dưỡng.

Protaese: Phân giải protein trong thức ăn thành các acid amin để cơ thể hấp thu vào máu, giúp protein vận chuyển canxi, giúp trẻ có xương chắc khỏe.

L-Lysine HCl: đóng vai trò thiết yếu trong việc tạo xương.

Taurine: có vai trò quan trọng đối với tim, mắt và hệ thần kinh

Simethicone: điều trị đầy hơi, trướng bụng

Sản phẩm được phân phối và tiếp thị bởi Cty CP Nghiên cứu Thảo dược Công nghệ cao Pháp Anh.

Website: http://thaoduocphapanh.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/tre.het.bieng.an

Hotline: 0962724545

Nguồn: [Tên nguồn].