Khắc phục 5 sai lầm lớn nhất trong tư duy dạy con của bố mẹ Việt trẻ

Ngày 15/10/2016 20:00 PM (GMT+7)

Làm cha mẹ, ai cũng mong muốn mang đến cho con những gì tốt đẹp nhất nhưng đôi khi chúng ta vẫn vô tình “cố ý” tạo nên những sai phạm trong việc dạy con.

Dùng công nghệ để dạy con…sai cách

Thống kê của BV Mắt T.Ư (2015), cả nước hiện có khoảng 3 triệu trẻ em mắc các tật khúc xạ về mắt đặc biệt là cận thị. Hiện tượng này đang không ngừng gia tăng và một trong những thủ phạm chính là cha mẹ. Từ bao giờ, điện thoại, máy tính bảng đã trở thành những “quân bài” cho con ăn nhanh, chơi ngoan.

Khắc phục 5 sai lầm lớn nhất trong tư duy dạy con của bố mẹ Việt trẻ - 1

Cha mẹ đừng để thế giới của bé gói gọn trong những chiếc smartphone (ảnh minh họa)

Lạm dụng công nghệ là thể hiện cho “sự bất lực” và lười biếng của cha mẹ trẻ trong việc dạy dỗ con cái. Theo thời gian, điều này tạo nên những tác hại về mắt, hình thành tâm lý bất ổn, khả năng giao tiếp kém và hành động tiêu cực khi cha mẹ không kiểm soát được những nội dung xấu, nhạy cảm mà trẻ xem hàng ngày.

Giải pháp: Bạn có thể đưa bé ra ngoài, tiếp xúc với vạn điều lí thú thay vì bắt con ngồi chơi ngoan với chiếc điện thoại vô cảm. Đừng đặt tuổi thơ con lên màn hình máy tính, điện thoại.

Làm con mất tự tin vì đặt kỳ vọng quá cao

Kì vọng vào con chưa bao giờ là xấu nhưng biến những kỳ vọng đó thành một thứ “trang sức” cho bản thân là sai phạm phổ biến của bố mẹ châu Á trong đó có Việt Nam. Từ bao giờ những thành tích “Con đứng thứ mấy lớp”, “Con biết đọc chưa”, … đã trở thành chủ đề quen thuộc trong câu chuyện hàng ngày của các phụ huynh trẻ. Bằng cách này, không ai khác, chính bạn đang giết chết sự tự tin của con mình làm cho trẻ mặc cảm, tự ti, ghen tị và phá vỡ mối quan hệ đầu đời đáng ra phải được nuôi dưỡng, bồi đắp.

Giải pháp: Thay vì chỉ ra sai phạm, so sánh hãy nhìn vào những điểm tuyệt vời trong khả năng của trẻ. Một ngày nào đó, bạn sẽ có được niềm tự hào thực sự từ chính đam mê của con mình đấy.

Khắc phục 5 sai lầm lớn nhất trong tư duy dạy con của bố mẹ Việt trẻ - 2

Hãy thay những lời so sánh bằng sự khích lệ dành cho trẻ (ảnh minh họa)

Giữ con như “báu vật”

Người Việt coi việc bảo vệ, chăm lo là một cách thể hiện tình cảm yêu thương dành cho con. Vì vậy, chẳng khó để bắt gặp những cô cậu học sinh trung học phổ thông vẫn để cha mẹ đưa đón đi học mỗi ngày. “Không biết gì ngoài học” nghiễm nhiên trở thành thương hiệu của học sinh Việt Nam.

Yêu thương con không bao giờ là sai nhưng bao bọc con trong nhung lụa khiến con mất đi tính độc lập, dễ ích kỷ, sống phụ thuộc sẽ là sai lầm lớn của mọi bậc phụ huynh.

Giải pháp: Để cho con được chơi, được thử, và tự làm điều mình thích 1 cách thoái mái hơn. Hãy nghĩ lại thời thơ ấu của mình bạn sẽ thấy rằng, đôi khi một chút “bụi bặm” sẽ là chất kích thích tốt giúp chúng ta phát triển khỏe mạnh, vững vàng hơn.

Áp đặt và không cho con lên tiếng

Ai cũng có quyền tự quyết định, ngay cả đứa bé 4 tuổi. Việc tự ý quyết định cho con thể hiện việc thiếu tôn trọng trẻ cũng như tính gia trưởng của người Việt. Đôi khi ba mẹ muốn con tham gia hoạt động này, học thêm lớp kia chỉ vì thấy những đứa trẻ “hàng xóm” cũng như vậy mà không hiểu con có thích hợp không. Điều này khiến trẻ trở nên thụ động, không có thói quen tự ra quyết định, không có chính kiến, không biết tự lập.

Giải pháp: Tạo điều kiện cho trẻ nói lên quan điểm, sở thích và tự quyết định khi còn nhỏ chính là một cách rèn con sống có trách nhiệm hơn khi lớn lên. Trước 1 vấn đề có liên quan đến trẻ, hãy tham khảo ý kiến của con và phân tích, định hướng cho con hiểu điều đúng, sai.

Biến việc đọc sách thành nỗi ám ảnh của con

Gắn việc đọc sách với từ “phải”, nghiêm khắc với những cuốn sách mà con đọc, quy định chặt chẽ khi đọc sách như phải ngồi vào bàn, giữ gìn sách vở…vô tình tạo nên thái độ dè chừng, “ngại”, biến sách thành thứ cao xa khó khăn chinh phục trong tâm trí. Nếu bạn cũng đang dạy con mình theo cách đó, bạn đã đẩy con đi xa khỏi những cuốn sách rồi đấy!

Bên cạnh đó, công việc bận rộn, thời gian eo hẹp khiến nhiều bố mẹ quên mất mua sách cho con và vì thế không có thời gian đọc sách cùng con – một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc tạo nên thói quen đọc cho trẻ.

Như theo quan điểm của biên tập viên, dịch giả Trần Lê Thùy Linh trong một buổi tọa đàm về đọc sách dành cho trẻ nhỏ: “Con cái có thích đọc sách hay không phần lớn là do bố mẹ. Nếu gia đình nào bố mẹ thích đọc sách, thì con cái cũng sẽ có sự bắt chước ngay từ nhỏ…Chúng ta không thể bắt trẻ nhỏ đọc sách trong khi bố mẹ cả ngày dùng máy tính, lướt facebook”

Khắc phục 5 sai lầm lớn nhất trong tư duy dạy con của bố mẹ Việt trẻ - 3

Hãy cùng con lớn lên qua từng trang sách (ảnh minh họa)

Giải pháp: Hãy tạo cảm hứng đọc sách cho trẻ ngay từ những năm đầu đời bằng cách đọc sách cùng trẻ, bàn luận về 1 cuốn sách mà trẻ yêu thích, mua sách đều đặn…hoặc tất cả những gì bạn có thể làm để cho trẻ thấy đọc sách cũng gần gũi và dễ dàng như việc vui chơi hàng ngày.

Hiện nay, có nhiều cha mẹ đã bắt đầu quan tâm đến một dịch vụ đặt sách riêng cho trẻ với tên gọi “Đọc sách cùng Mamo”. Dựa trên thông tin được cung cấp từ cha mẹ, chuyên gia của Mamo sẽ chọn lọc ra những đầu sách phù hợp với lứa tuổi, sở thích và giới tính của trẻ và gửi đến tận nhà vào mỗi tháng. Nhiệm vụ của cha mẹ chỉ là dành thời gian đọc sách cùng con, giảng giải cho con những câu chuyện bổ ích.

“Những dịch vụ đặt hàng, đặt sách hàng tháng đã phát triển khá mạnh trên khắp thế giới nhưng tại Việt Nam thì Mamo tự hào là nhà tiên phong đầu tiên. Với tình yêu thương trẻ nhỏ và trách nhiệm với cộng đồng, chúng tôi mong rằng, dịch vụ đặt sách thông minh này sẽ giúp bố mẹ tiết kiệm được thời gian và an tâm hơn về sách truyện cho bé con của mình.” – Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Minh (Chủ nhiệm CLB Sách ơi mở ra, Giảng viên khoa Ngữ Văn, ĐH Sư Phạm Hà Nội, Chuyên gia chọn sách của Mamo).

Khắc phục 5 sai lầm lớn nhất trong tư duy dạy con của bố mẹ Việt trẻ - 4

Tham khảo thêm thông tin chi tiết về Đọc sách cùng Mamo tại: http://docsachcungmamo.com/

Fanpage: facebook.com/docsachcungmamo/

Nguồn: [Tên nguồn].