Lời 'thú tội' của các bà mẹ thời hiện đại

Ngày 18/01/2017 12:00 PM (GMT+7)

Không ít cha bận rộn mà khi trẻ mắc bệnh, trở nên máy móc và thờ ơ trong việc chăm sóc cho trẻ khi bệnh, dẫn đến khi căn bệnh trở nặng, các bà mẹ mới cảm thấy hối hận và lo lắng.

Thế kỉ 21 – dường như việc làm cha mẹ trở nên dễ dàng hơn. Mọi kiến thức từ khi mang thai tới khi sinh con, cách nuôi dạy con, cách chăm sóc con khi bệnh,…đều có thể được tìm thấy trên mạng internet. Tuy vậy, không ít cha bận rộn mà khi trẻ mắc bệnh, trở nên máy móc và thờ ơ trong việc chăm sóc cho trẻ khi bệnh, dẫn đến khi căn bệnh trở nặng, các bà mẹ mới cảm thấy hối hận và lo lắng.

Mẹ lơ là, tương lai trẻ là màu xám

Thời tiết thay đổi đỏng đảnh thất thường luôn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nhất là đối với trẻ nhỏ. Bệnh viện nhi và cả các phòng khám nhi, những ngày gần đây, hễ mở cửa là lại đông nghẹt khách. Một trong những căn bệnh mà các bệnh nhi dễ mắc phải nhất trong mùa này là bệnh về đường hô hấp.

Lời amp;#39;thú tộiamp;#39; của các bà mẹ thời hiện đại - 1

(Ảnh minh họa)

Chị N.T.U mếu máo với bác sĩ “Bác sĩ ơi, cháu nó ho quá. Ho sặc sụa, ho cả đêm”. Nhìn cách ăn mặc theo lối công chức, phấn son trang điểm nhẹ nhàng của người mẹ, vị bác sĩ đoán ngay được rằng cô là người có học hành và hiểu biết, luôn tiếp cận thông tin và cập nhật những kiến thức nuôi dạy trẻ nhỏ đúng phương pháp để chăm sóc cho con mình. Thế nhưng, cháu P (3 tuổi) được bọc kĩ trong quần áo, trong chăn và quấn kỹ thêm một lớp khăn, bác sĩ thở dài lắc đầu “Không phải chỉ những bậc cha mẹ ở vùng sâu vùng xa, thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết mà ngay cả các bậc phụ huynh người thành thị có kiến thức cũng mắc phải những sai lầm như vậy".

Quan niệm sai lầm đầu tiên của các phụ huynh luôn là: hễ trẻ em bị ho là do bị lạnh. Bởi vậy, họ buộc trẻ em phải “trốn sâu” vào trong mớ quần áo dày và ấm, bất kể thời tiết lạnh, ấm hay là nóng. Có người thì lại mang con vào máy lạnh hay bật quạt vù vù cho con được mát. Sai lầm nghiêm trọng là để trẻ nhỏ lúc nóng, lúc lạnh càng làm trẻ không bệnh trở thành bệnh hoặc bệnh rồi lại càng bệnh nặng hơn. Bởi vậy, nên khi thấy con mình ho ít thì cha mẹ chủ quan không đưa bé thăm khám chữa bệnh, để bệnh ngày càng nặng hơn.

Cùng hoàn cảnh với chị N.T.U, vợ chồng chị L.T. A do bận bịu việc kinh doanh nên thường ít quan tâm đến bé C.T nay đã được 6 tuổi. Chị tâm sự cùng bác sĩ Trần Anh Tuấn: “Lúc bé còn nhỏ, thấy con lên ho, tôi cũng chỉ cho đi khám bình thường, về nhà cũng cho bé uống thuốc theo toa. Khi thấy con đỡ, thì ngưng ngay thuốc. Vì quá bận rộn, thấy con ho khoảng 2-3 lần/ tháng, tôi cũng chỉ cho bé uống thuốc. Đâu biết rằng, sẽ khiến bé trở nặng hơn.”

Bác sĩ Trần Anh Tuấn cho biết: Viêm phổi không điển hình gặp các triệu chứng như sau: thở nhanh là dấu hiệu có giá trị chẩn đoán viêm phổi cao nhất. Theo tiêu chuẩn của WHO, trẻ dưới 5 tuổi, thở nhanh như sau: nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi; nhịp thở từ 50lần/phút trở lên đối với trẻ 2 tháng - 12 tháng tuổi; nhịp thở từ 40lần/phút trở lên đối với trẻ 1-5 tuổi. Cha mẹ hoặc người thân có thể  đếm nhịp thở khi trẻ nằm yên hoặc khi ngủ và phải đếm trong 1 phút, muốn có kết quả chính xác thì đếm 2-3 lần.

Bác sĩ nghe thấy ran ẩm nhỏ hạt cũng là dấu hiệu có giá trị thường được dùng trong chẩn đoán viêm phổi. Nếu trẻ bị viêm phổi nặng sẽ có dấu hiệu rút lõm lồng ngực. Để phát hiện dấu hiệu này cần nhìn vào phần dưới lồng ngực (1/3 dưới) lõm vào khi trẻ hít vào. Chú ý rằng khi chỉ thấy phần mềm giữa xương sườn hoặc vùng trên xương đòn rút lõm thì không phải là dấu hiệu rút lõm lồng ngực.

Mặt khác ở trẻ dưới 2 tháng tuổi nếu chỉ rút lõm lồng ngực nhẹ thì chưa có giá trị phân loại vì lồng ngực của trẻ nhỏ còn mềm, nên khi thở bình thường cũng có thể hơi bị rút lõm. Do đó ở những trẻ này rút lõm lồng ngực mạnh (lõm sâu và dễ nhìn thấy) mới có giá trị để chẩn đoán viêm phổi.

Chị An tâm sự: “Tôi thật sự hối hận vì không chăm sóc con và dành thời gian  đúng cách. Bây giờ, cứ mỗi lần bé C.T bị viêm hô hấp, tôi rất lo lắng. Bé thường nói năng khó nhọc khi vận động mạnh, rồi lại lên cơn sốt. Tôi rất lo lắng cho tương lai và chất lượng cuộc sống sau này của con.”

Thật vậy, đối với các bệnh nhân mắc bệnh về đường hô hấp, chất lượng giấc ngủ bị giảm sút kéo theo khả năng tập trung cũng giảm dần, nghỉ làm xảy ra thường xuyên. Bệnh nhân luôn cảm thấy mặc cảm về bản thân, tự ti, khó hòa nhập cùng xã hội. Khi tiếp xúc với người lạ hoặc đến một nơi không quen biết, họ luôn trong trạng thái sợ giao tiếp vì cơn ho có thể bùng phát bất kỳ lúc nào. Bệnh nhân thường bị hạn chế trong các hoạt động xã hội, cơ hội lựa chọn và phát triển nghề nghiệp (phải tránh nhiều nghề có các tác nhân dễ gây dị ứng như: y tế, thú y, làm tóc, mỹ phẩm...).

Bệnh viêm phổi còn ảnh hưởng đến thu nhập do không đủ sức khỏe để làm việc, nghỉ việc quá nhiều. Một số người bị nghỉ việc giữa chừng do công ty không thể chấp nhận nhân viên mang bệnh, hắt hơi sổ mũi khi tiếp xúc với khách hàng. Thêm vào đó là các khoản tiền viện phí, thuốc điều trị...Tất cả đều ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế gia đình của người không may mắc bệnh viêm phổi.

Bác sĩ khuyên mẹ điều gì?

Hiểu đường nỗi quan tâm về sức khỏe hô hấp trẻ em, các bác sĩ của Hội hô hấp thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Ngày hội giáo dục sức khỏe hô hấp trẻ em 2016 cho hơn 300 bà mẹ, cung cấp thêm kiến thức cho các mẹ về đường hô hấp của trẻ nhỏ.

Bác sĩ Trần Anh Tuấn lưu ý với các bà mẹ: “Khi thấy trẻ mắc bệnh hô hấp như sốt cao, thở gấp, bỏ bú kéo dài mà có dấu hiệu nguy hiểm như ngủ li bì, bỏ bú hoặc bú kém hơn ½ lượng bình thường (trẻ dưới hai tháng) hoặc không uống được (trẻ trên hai tháng), co giật, khó thở thì cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và có hướng xử trí kịp thời, tránh tự ý điều trị.”

Lời amp;#39;thú tộiamp;#39; của các bà mẹ thời hiện đại - 2

(Ảnh minh họa)

Ngoài ra, các mẹ cần tuân thủ đúng liệu trình điều trị của bác sĩ. Hiện nay, nhiều loại kháng sinh có liệu trình điều trị ngắn ngày (3 - 5 ngày) đang là xu hướng trong điều trị nhiễm khuẩn và được rất nhiều bác sĩ tin tưởng vì những lợi ích mà thuốc mang lại.

Các bác sĩ cũng nhấn mạnh rằng “Cần lưu ý là không phải bệnh nào, người bệnh nào, kháng sinh nào cũng có thể áp dụng biện pháp này. Chỉ qua thăm khám và đánh giá đầy đủ, bác sĩ của bạn mới quyết định được điều này”.

Do đó, việc tuân thủ liệu trình điều trị là việc rất quan trọng mà các bậc cha mẹ tuân thủ. Vì lý do đặc biệt nào đó như bé đi học khó tuân thủ liệu trình, hay bé khó uống thuốc hoặc dễ nôn ói khi uống thuốc…thì cần chia sẻ với bác sĩ điều trị để tìm giải pháp phù hợp. Nhưng, trên tất cả liệu trình điều trị, mẹ cần quan tâm và chăm sóc trẻ nhiều hơn, dành thời gian trò chuyện cùng con để hiểu được những biểu hiện và suy nghĩ của con. Chính những liệu pháp tâm lý kết hợp cùng tuân thủ liệu trình điều trị, trẻ sẽ nhanh chóng khỏi bệnh và phát triển tốt hơn về thể chất và trí tuệ.

Nguồn: [Tên nguồn].