Mẹo giúp trẻ kiểm soát bản thân trong từng giai đoạn

Ngày 31/07/2015 08:00 AM (GMT+7)

Ở mỗi lứa tuổi, bé sẽ tự nhiên bộc lộ những hành vi và thái độ khác nhau. Điều này khiến cha mẹ trẻ nhiều lúc rơi vào khủng hoảng và bực tức trầm trọng.

Bởi thế, tùy từng độ tuổi khác nhau, cha mẹ nên biết những cách dạy bé tự kiểm soát bản thân theo những hướng khác nhau.

Trẻ từ 0-2 tuổi

Nhiều phụ huynh lầm tưởng, ở giai đoạn này còn quá nhỏ để dạy trẻ kiểm soát bản thân vì cho rằng trẻ không biết gì. Thực tế, dù não bộ của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện nhưng trẻ có thể sớm bộc lộ những thái độ bản năng của mình. Chẳng hạn như, nhiều trẻ thường cáu giận và khóc dai dẳng khi không được làm những điều mình muốn.

Mẹo giúp trẻ kiểm soát bản thân trong từng giai đoạn - 1

Ảnh minh họa.

Biện pháp: Bố mẹ hoàn toàn có thể ngăn cản, đánh lạc hướng cơn tức giận của trẻ bằng những món đồ chơi hấp dẫn. Chẳng hạn bạn có thể chơi trò trốn tìm đồ vật với trẻ hay thu hút trẻ bằng các loại đồ chơi nhiều màu sắc, âm thanh như xúc xắc bình sữa ngũ sắc, xúc xắc con mèo của Toyroyal lắc cho bé chú ý; giấu đi con cún con biết hát Fisher Price hay chú gấu bông phát nhạc Pooh Rumbly Tumbly Takara Tomy …

Mẹo giúp trẻ kiểm soát bản thân trong từng giai đoạn - 2

Xúc xắc bình sữa ngũ sắc Toyroyal (Xem sản phẩm)

Mẹo giúp trẻ kiểm soát bản thân trong từng giai đoạn - 3

Xúc xắc con mèo Toyroyal 3331 (Xem sản phẩm)

Mẹo giúp trẻ kiểm soát bản thân trong từng giai đoạn - 4

Đồ chơi gấu bông phát nhạc Pooh Rumbly Tumbly Takara Tomy (Xem sản phẩm)

Hoặc khi con ăn vạ, quấy nhiễu, bạn hãy cố gắng đừng để ý đến trẻ. Hãy phớt lờ và để trẻ một mình trong thời gian ngắn để làm giảm đi sự tức giận, mè nheo của bé.

Trẻ từ 3 – 5 tuổi

Hầu hết các phụ huynh đều kêu ca than phiền rằng, khi bé lên 3 là thời điểm bước đệm hay còn gọi là cuộc cách mạng đầu tiên trong hình thành nhân cách bé. Giai đoạn này, bé có thể độc lập hơn và thích tự quyết định việc ăn, chơi, ngủ của mình. Bé thường chống đối lại sự áp đặt của cha mẹ và muốn mọi người quan tâm đến mình nhiều hơn. Con cũng thích bắt chước lời nói, điệu bộ, dáng đi và tham gia vào các hoạt động của người lớn. Do đó, tính cách và cảm xúc của con phát triển rất đa dạng, thay đổi theo tuần, theo ngày.

Mẹo giúp trẻ kiểm soát bản thân trong từng giai đoạn - 5

Ảnh minh họa.

Biện pháp: Ngoài làm tấm gương tốt để bé noi theo lời nói, hành động, cử chỉ của mình, khi trẻ cáu giận, ăn vạ do không kiểm soát tốt hành vi của mình, cha mẹ cần hết sức nhẫn nại và kiên trì khi ứng phó với dù chỉ một tật xấu của con.

Trẻ đã lớn hơn, vì thế lúc trẻ bực tức, cáu gắt, hãy để mặc trẻ trong thời gian ngắn. Khi trẻ đã nguôi ngoai, bạn nên chơi, đọc truyện cùng trẻ. Sau đó, hãy giải thích cho con hiểu trẻ làm vậy là hư, là không ngoan, lần sau không được làm vậy để trẻ dần hiểu ra. Tuyệt đối không được tán dương hoặc nuông chiều trẻ khi mè nheo, nhõng nhẽo, ăn vạ.

Trẻ từ 6- 9 tuổi

Với lứa tuổi lỡ cỡ này, trẻ đã có những khả năng tự lập cao hơn như: có thể tự mặc đồ, dễ dàng dùng tay bắt bóng, buộc dây giày. Ngoài ra, trẻ cũng đối mặt với một loạt các sự kiện quan trọng như bắt đầu vào tiểu học, có tình bạn và kết nối với thế giới rộng lớn hơn. Trước những hiểu biết và áp lực mới này, trẻ có thể có những thói quen xấu như vòi vĩnh, a dua cùng bạn bè, kém tự tin…

Mẹo giúp trẻ kiểm soát bản thân trong từng giai đoạn - 6

Ảnh minh họa.

Biện pháp: Để giúp trẻ kiểm soát tốt bản thân và hòa đồng vào môi trường xung quanh, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những tình huống gây cáu giận và tìm cách làm dịu cơn giận của trẻ bằng những gì trẻ thích: cho con đọc sách truyện, chơi đồ chơi hấp dẫn như Búp bê nữ y tá Barbie, Búp bê công chúa tiên cá Ariel Barbie…

Mẹo giúp trẻ kiểm soát bản thân trong từng giai đoạn - 7

Búp bê nữ y tá Barbie W3737 (Xem sản phẩm)

Mẹo giúp trẻ kiểm soát bản thân trong từng giai đoạn - 8

Búp bê công chúa tiên cá Ariel Barbie CHR73 (Xem sản phẩm)

Bên cạnh đó nên trò chuyện, chia sẻ với trẻ nhiều hơn. Đặc biệt, sử dụng kỷ luật để hướng dẫn và bảo vệ trẻ chứ không phải trừng phạt khiến trẻ cảm thấy tồi tệ về bản thân.

Trẻ từ 10 -12 tuổi

Trẻ ở tuổi này đã có những suy nghĩ, hiểu biết tốt hơn về cảm xúc của mình. Vì vậy, con bắt đầu có thể trở nên ngang ngạnh hơn, suy luận nhiều chiều hơn.

Biện pháp: Phụ huynh nên cho trẻ biết rõ ràng những hành vi nào của trẻ được chấp nhận và hành vi nào không được phép.

Mẹo giúp trẻ kiểm soát bản thân trong từng giai đoạn - 9

Ảnh minh họa

Luôn khuyến khích trẻ khi thấy trẻ có hành vi tốt. Ngoài ra, luôn ủng hộ trẻ chấp nhận những thử thách mới. Khuyến khích trẻ tự giải quyết các vấn đề, chẳng hạn như mâu thuẫn với trẻ khác.

Trẻ từ 13 – 17

Ở tuổi dậy thì, tâm sinh lý của trẻ sẽ có sự thay đổi lớn. Trẻ sẽ dễ có tâm lí dễ cáu gắt, nhạy cảm, dễ xúc động, dễ rung động bởi tình cảm khác giới.

Biện pháp: Giai đoạn này, cha mẹ cần phải nói chuyện như tâm sự nghiêm túc các vấn đề, các biểu hiện tính cách tiêu cực ở trẻ một cách nhẹ nhàng giúp trẻ có những cách xử lý đúng đắn hơn. Tuyệt đối, không được dạy trẻ kiểu bạo lực như đánh mắng, đập bàn, đập ghế…

Mẹo giúp trẻ kiểm soát bản thân trong từng giai đoạn - 10

Ảnh minh họa

Ngoài ra, phải chủ động hỏi han tâm sự với trẻ để biết trẻ đang nghĩ gì nhằm kịp thời uốn nắn và cung cấp những thông tin đúng. Hãy trở thành người bạn thân thiết đáng tin cậy với trẻ để trẻ có thể chia sẻ mọi điều.

Để dạy con kiểm soát cảm xúc và hành động của mình một cách hiệu quả nhất, bố mẹ có thể tham khảo thêm một số đầu sách hay dưới đây:

Mẹo giúp trẻ kiểm soát bản thân trong từng giai đoạn - 11

Sách mỗi đứa trẻ đều có thể tự kiểm soát bản thân (Xem sản phẩm)

Mẹo giúp trẻ kiểm soát bản thân trong từng giai đoạn - 12

Sách Mỗi đứa trẻ đều có thể học các quy tắc (Xem sản phẩm)

Mẹo giúp trẻ kiểm soát bản thân trong từng giai đoạn - 13

Sách Nuôi con không phải cuộc chiến (Xem sản phẩm)

Nguồn: [Tên nguồn].

Tin bài cùng chủ đề Mua gì, ở đâu