Nỗi khổ của trẻ viêm mũi, viêm xoang khi tiết trời Đông Xuân

Ngày 21/01/2016 10:00 AM (GMT+7)

Những ngày này, thời tiết miền Bắc vừa ẩm, vừa lạnh khiến cho những trẻ có cơ địa mẫn cảm, dị ứng dễ bị tái phát viêm mũi, viêm xoang.

Chị Thu Cúc, nhân viên văn phòng tại Hà Nội có cô con gái mới gần 1 tuổi đã phải cho đi gửi trẻ tại cơ sở trông trẻ tự phát vì ông bà thì ở quê mà gia đình không có điều kiện thuê người giúp việc.

“Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, mình phải xin nghỉ thêm 2 tháng ở nhà để trông con. Rồi nhờ ông bà nội, ngoại ở quê lên trông cũng chỉ được thêm 1 thời gian ngắn. Đến khi con gần 1 tuổi, ban ngày, chị Cúc đã phải gửi con tại cơ sở trông trẻ tự phát vì chẳng có trường chính quy nào nhận. Xót con lắm nhưng chẳng biết làm thế nào vì ông bà nội, ngoại vẫn phải đi làm, 2 vợ chồng cũng phải bươn trải”, chị Cúc kể.

“Những ngày đầu ‘bị’ đi gửi trẻ, con bị rối loạn tiêu hóa nặng. Nghe các đồng nghiệp từng có con nhỏ bảo đấy là do con sốc tâm lý ảnh hưởng đến tiêu hóa nên cần phải nghiêm, cho con đi gửi vài ngày là hết. Mình lên các diễn đàn cũng thấy nhiều mẹ chia sẻ như vậy nên ‘liều’ đưa con đi tiếp.

“Nhưng sau mấy tuần mà con không hết. Con chưa đến nỗi bị sút cân nặng nhưng sức khỏe giảm. Rồi mấy ngày trời trở lạnh, con bị ốm, sổ mũi, viêm họng, viêm mũi. Bình thì con chỉ ốm qua loa thôi. Thế mà từ lúc đi học, các trận ốm cứ kéo dài. Chuyện ho hắng, sổ mũi, viêm họng, viêm mũi thì chắc phải 1-2 tuần là chuyện thường. Vòng luẩn quẩn là cứ ốm con phải nghỉ học rồi đi học lại vài hôm rồi lăn ra ốm. Nhiều lúc đến phát điên với việc con bị ốm, viêm họng, viêm mũi, sốt, nôn trớ…”, chị Cúc than thở.

Nỗi khổ của trẻ viêm mũi, viêm xoang khi tiết trời Đông Xuân - 1

Chị Thu Cúc, nhân viên văn phòng tại Hà Nội

Chuyên gia cho rằng, khi trẻ có các biểu hiện hoặc mắc các bệnh như: chảy nước mũi, ngạt mũi, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, ho, viêm tai giữa… thì cần tiến hành vệ sinh mũi cho trẻ.

Việc vệ sinh mũi cũng có thể thực hiện khi bé đi ngoài đường về, nhất là đi bằng xe gắn máy. Tốt nhất là vệ sinh mũi trước khi cho trẻ ăn 30 phút để tránh nôn trớ.

Cha mẹ phải lưu ý vệ sinh mũi cho trẻ sau khi trẻ bị nôn trớ vì thức ăn kèm dịch vị dạ dày có thể bám trên mũi, là nguyên nhân gây viêm dai dẳng ở trẻ em.

“2 tháng trước, con nôn trớ vài lần rồi kêu đau tai kèm sốt cao. Đi khám thì bác sỹ bảo con bị viêm tai giữa do thức ăn bị trào ngược lên. Cả gia đình lại phải đánh vật với con. Nhưng cũng vì thế mà mình học được cách chăm con tốt hơn.

Bác sỹ bảo, trong những ngày mùa Đông này và cả mùa Xuân tới, thời tiết thất thường, độ ẩm không khí cao, mỗi khi con có dấu hiệu bị sổ mũi, viêm mũi là mẹ cần đặc biệt chú ý vệ sinh mũi, họng cho con chứ đừng chờ đến lúc con ốm rồi mới ra tay. Bác sỹ cũng giới thiệu cho dung dịch nước muối biển để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh cao hơn nước muối sinh lý. Mình làm theo và trộm vía là con ít ốm hơn hẳn. Những đợt ốm nếu có cũng ngắn hơn”.

Trong khi đó, dù con đã 5 tuổi nhưng chị Thanh Minh, một nhân viên văn phòng khác lại chẳng đỡ vất vả hơn. “Bác sỹ bảo con mình có cơ địa dị ứng. Cháu rất nhạy cảm với những thay đổi của thời tiết, thức ăn… Cháu dễ ốm lắm, đặc biệt là mũi cứ luôn thò lò. May mà mình xác định được sớm tình trạng của cháu nên thường xuyên vệ sinh mũi, tránh để tình trạng bệnh nặng hơn nên cũng phòng được bớt cho con”, chị Thanh Minh cho biết.

Trên thực tế, chẳng phải mỗi trẻ con mới dễ ốm trước sự thay đổi thất thường của thời tiết Đông, Xuân. Đến một người đã 24 tuổi, lại làm chuyên môn như dược sỹ Hương Giang mà nguy cơ viêm mũi, viêm xoang vẫn rình rập hàng ngày.

Nỗi khổ của trẻ viêm mũi, viêm xoang khi tiết trời Đông Xuân - 2

Dược sỹ Hương Giang

“Mình bị viêm xoang mạn tính từ bé nên mình quyết theo học ngành y, dược để có thể tự chăm sóc sức khỏe cho mình. Mình chú ý giữ ấm cho cơ thể và mũi, chú ý ăn uống để nâng cao sức khỏe… Ngoài ra thì không thể bỏ qua chuyện vệ sinh mũi vì chuyện nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi vẫn xảy ra như cơm bữa.

Hồi bé thì bố mẹ sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ. Giờ thì mình chuyển sang sử dụng bình xịt có nước muối biển vừa tiện lợi lại có hiệu quả cao hơn vì nước muối biển hơn nước muối sinh lý ở các khoáng chất như Mg2+, Cu2+, Ag+, Zn2+, Na+… có tác dụng làm săn se niêm mạc mũi, sát khuẩn, bảo vệ niêm mạc khỏi các tác nhân vi khuẩn, virus và kẽm có tác dụng làm săn se niêm mạc, phục hồi các niêm mạc suy yếu và có tính kháng viêm”, chị Giang chia sẻ kinh nghiệm đối phó với căn bệnh viêm xoang mạn tính.

Nỗi khổ của trẻ viêm mũi, viêm xoang khi tiết trời Đông Xuân - 3

Nước muối biển Vesim được tinh chiết tự nhiên ở độ sâu 450m so với mực nước biển với nhiều khoáng chất như Mg2+, Cu2+, Ag+, Zn2+, Na+… và tinh dầu với hương thơm tự nhiên. Sản phẩm đã được người tiêu dùng tin yêu và sử dụng trong suốt hơn 10 năm trên thị trường Việt Nam làm mũi thông thoáng, sảng khoái hít thở.

Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

Giấy XNNDQC: 8036/BYT-TB-CT.

Nguồn: [Tên nguồn].

Tin bài cùng chủ đề Viêm mũi dị ứng