Trẻ em nhận được gì sau những kỳ thi?

Ngày 26/02/2016 14:06 PM (GMT+7)

Với lứa tuổi từ 10-16 tuổi, trẻ em khá nhạy cảm với các trạng thái cảm xúc, bởi vậy, việc tham gia các cuộc thi đem lại những bài học tích cực hay tiêu cực sẽ phụ thuộc vào sự định hướng và cách ứng xử của cha mẹ và tính cách của đứa trẻ.

Nếu như trước đây trẻ em chỉ phải thi các kỳ thi ở trường, thì ngày nay có hàng chục cuộc thi lớn nhỏ về các môn học được mở ra mỗi năm, cả chính thức lẫn không chính thức. Bởi vậy, các phụ huynh đứng trước sự phân vân nên lựa chọn kỳ thi nào cho con và con trẻ sẽ nhận được gì sau mỗi kỳ thi.

Nhiều bậc phụ huynh cho rằng, những cuộc thi ngoài chương trình học dành cho trẻ em dù nhỏ hay to đều không cần thiết bởi nó khiến trẻ em tốn thời gian và thấy áp lực hoặc xấu hổ, tự ti khi không đạt được kết quả như mong muốn. Bởi vậy, trong khi nhiều ông bố bà mẹ sẽ khoe mọi nơi về thành tích của con cái mình, không ít người sẽ tránh con khỏi mọi cuộc thi để bảo vệ con khỏi những trạng thái tiêu cực.

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh khác lại cho rằng việc tham gia cuộc thi là một trải nghiệm tốt cho con, mặc dù thua cuộc hay suýt soát chiến thắng chắc chắn sẽ mang lại những cảm xúc khá hụt hẫng cho trẻ em, nhưng cha mẹ hoàn toàn có khả năng giúp con mình giữ suy nghĩ tích cực. Ban đầu, nó giúp trẻ biết rằng việc tham gia cuộc thi không chỉ để chiến thắng, mà còn là quyết tâm đạt được mục tiêu đã đặt ra. Quan trọng là bố mẹ cần hỗ trợ con qua những thách thức và thường xuyên nhắc nhở con rằng; thua cuộc cũng thật tuyệt vời vì con đã cố gắng hết mình và học hỏi được những kiến thức mới.

Trẻ em nhận được gì sau những kỳ thi? - 1

Gia đình em Đào Khang Duy đến TP Hồ Chí Minh tham gia cuộc thi English Champion 2015

Là một phụ huynh có con dành ngôi vị quán quân khối 5 cuộc thi English Champion 2015, chị Thu Hiền – mẹ em Đào Khang Duy cho biết: “Bản thân Khang Duy rất yêu thích các kỳ thi, yêu thích không khí thi cử, vì vậy cháu vẫn thường chủ động xin phép mẹ tham gia các kỳ thi phù hợp. Tuy nhiên quan điểm của gia đình đó là cho con tham gia các kỳ thi để học hỏi, rèn luyện bản lĩnh bởi vậy không đặt bất kỳ áp lực nào. Con cũng không ôn luyện trước khi tham gia thi cử mà chỉ sử dụng các kiến thức sẵn có bởi vậy con tham gia các cuộc thi với tâm lý khá nhẹ nhàng và vui vẻ. Cũng có nhiều cuộc thi con tham gia nhưng đạt kết quả không tốt, cháu cũng rất hụt hẫng, buồn bực nhưng điều đó cũng là một trải nghiệm cần thiết cho con để con biết cố gắng hơn, để con thấy cuộc sống không phải lúc nào dễ dàng. Cuối mỗi kỳ thi bố mẹ thường ngồi với con để cùng xem xét lại quá trình tham gia xem mình đã làm được những gì, điều gì mình làm chưa tốt.”

Các chuyên gia tâm lý cho rằng, những đứa trẻ tham gia vào những cuộc thi được học các kỹ năng xã hội rất quan trọng thông qua sự tương tác với những đứa trẻ khác, đồng thời còn học được giá trị của việc lao động, cách làm việc hiệu quả…. Những điều trên không phải dễ dàng để dạy trẻ một sớm một chiều hay giảng giải một cách máy móc, mà trẻ sẽ tự học được chúng thông qua từng tình huống và tương tác với những đứa trẻ khác trong những cuộc thi.

Trẻ em nhận được gì sau những kỳ thi? - 2

Dù tham gia cuộc thi có đạt giải hay không, các em được trải nghiệm những giây phút khó quên

Hàng năm có rất nhiều cuộc thi từ hình thức online trên mạng đến thi offline tại điểm thi, tuy nhiên lựa chọn cuộc thi nào cho con thì còn tùy thuộc vào đích đến mà cha mẹ hướng tới. Đối với chị Phan Thị Hồ Điệp, mẹ cậu bé vàng Đỗ Nhật Nam, chị luôn hướng con tới các cuộc thi tiệm cận với chuẩn quốc tế đây sẽ là một phần để chuẩn bị hành trang du học cho Nam. Trong khi đó, mẹ của Đào Khang Duy lại lựa chọn cuộc thi dựa trên quy mô tổ chức, tính chuyên nghiệp và mức giải thưởng của chương trình.

Ở cuộc thi English Champion 2015, sau khi nghe mẹ nói về việc nếu lọt vào vòng chung kết, con sẽ được Ban tổ chức tài trợ một chuyến đi vào TP. Hồ Chí Minh để thi đấu với các bạn trên toàn quốc mà không cần có bố mẹ đi kèm, Khang Duy đã rất thích thú và coi đó là động lực để giành giải.

Với lứa tuổi từ 10-16 tuổi, trẻ em khá nhạy cảm với các trạng thái cảm xúc, bởi vậy, việc tham gia các cuộc thi đem lại những bài học tích cực hay tiêu cực sẽ phụ thuộc vào sự định hướng và cách ứng xử của cha mẹ và tính cách của đứa trẻ.

Cuộc thi English Champion 2016 do Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, Học viện Anh ngữ EQuest và Anh ngữ Việt Mỹ VATC phối hợp tổ chức sẽ có quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Dự kiến sẽ có hơn 25.000 thí sinh tham dự trên toàn quốc, tăng gần gấp đôi so với cuộc thi năm ngoái. Tổng giá trị giải thưởng của English Champion 2016 cũng tăng lên tới 26,5 tỷ đồng.

Với chủ đề “Be a Global Citizen”, cuộc thi năm nay có mục tiêu góp phần hình thành một thế hệ học sinh Việt Nam có đầy đủ tri thức trong hành trình hội nhập quốc tế. Bên cạnh hình thức đăng ký tự do tại website http://englishchampion.edu.vn/ và tại các cơ sở của EQuest và VATC trên cả nước.

Nguồn: [Tên nguồn].