Vì sao trẻ ăn dặm chậm tăng cân?

Ngày 27/07/2016 08:00 AM (GMT+7)

Một trong những trăn trở lớn nhất của các ông bố bà mẹ là việc con không tăng cân hoặc tăng cân ít trong khoảng thời gian dài liên tục. Vì sao lại có tình trạng đó và cách giải quyết như thế nào?

Trên thực tế, bé không tăng cân trong 1 đến 2 tháng thì hoàn toàn bình thường, nhưng bé liên tục không tăng cân trong 2 đến 3 tháng thì ba mẹ cần lưu tâm. Chậm tăng cân trong thời giam dài không những ảnh hưởng đến quá trình phát triển về thể chất của trẻ mà còn là dấu hiệu sớm của suy dinh dưỡng. Cân nặng của bé trong “giai đoạn vàng” chính là những con số biết nói. Trẻ có thể đã bị suy dinh dưỡng nếu cân nặng của bé đứng hoặc giảm trong liên tục 2 đến 3 tháng.

Vì sao trẻ chậm tăng cân?

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng không tăng cân ở trẻ là do trẻ không ăn uống đầy đủ hoặc không hấp thu, sử dụng chất dinh dưỡng.

Với bé trong độ tuổi ăn dặm, bé không tăng cân có thể do thiếu hụt năng lượng. Việc thiếu hụt năng lượng do bé chưa ăn đủ thức ăn dặm so với lượng sữa (uống nhiều sữa và ăn dặm ít) hoặc bé đang ăn các loại thức ăn các loại thức ăn có mức năng lượng thấp không đáp ứng đủ cho con.

Nếu bé lớn hơn có thể do con đã không ăn đủ protein – loại thức ăn tạo năng lượng cho các hoạt động của con.

Ngoài ra, nếu bé đang bị bệnh thì cơ thể sẽ cần nhiều calo và chất dinh dưỡng hơn. Một số loại bệnh và thuốc cũng ảnh hưởng đến vị giác khiến bé biếng ăn. Nếu mẹ không chú ý bé sẽ rơi vào tình trạng đứng cân thậm chí sụt cân.

Bên cạnh đó, nếu bé có các vấn đề về đường tiêu hóa mạn tính như tiêu chảy, trào ngược dạ dày hoặc loét dạ dày, không dung nạp sữa thì bé cũng sẽ khó tăng cân hơn các bé khác.

Một số trường hợp hiếm không tăng cân là kết quả của một số vấn đề về phổi như xơ nang hoặc vấn đề về hệ thống thần kinh.

Vì sao trẻ ăn dặm chậm tăng cân? - 1

Giải pháp nào cho các bé chậm tăng cân?

Với trẻ đã bắt đầu ăn dặm, mẹ nên xem lại thành phần bữa ăn có đủ các nhóm chất không và việc kết hợp các loại thức ăn có gây cản hấp thu không. Mẹ nên chọn những thực phẩm giúp tăng cường hấp thu (VD như thực phẩm giàu sắt thì nên ăn cùng với thực phẩm giàu Vitamin C). Ngoài ra, các phụ huynh cũng nên nên chú ý tới việc phân bố nước trái cây, sữa và nước (thường gặp các bé trên 1 tuổi), quá nhiều (đặc biệt nước trái cây) làm bé giảm lượng các chất khác. Việc ăn trái cây tươi cũng nên lưu ý không quá nhiều và thường xuyên, đường frutose bên trong các loại trài cây thường sinh ra khí (nếu ăn nhiều và gần các bữa chính), sẽ làm bé hấp thu không tốt các chất khác. 

Dưới đây là một số thực đơn cao năng lượng cho các bé chậm tăng cân và biếng ăn. Lưu ý, công thức chỉ áp dụng tạm thời. Khi bé có dấu hiệu tăng tốt thì dừng lại. Không áp dụng đối với các bé đã đủ cân, tăng trưởng tốt và đặc biệt không áp dụng với các bé thừa cân, béo phì.

Công thức 1: Cho dầu thực vật vào thức ăn. Công thức này dùng không quá 4 ngày/tuần. Lượng cho: 5ml dầu/125ml cháo/cơm hoặc 130ml bún/mì/nui hoặc 5ml dầu/50ml rau nghiền. Có thể trộn chung hoặc cho ăn riêng nhưng đảm bảo đúng tỷ lệ dầu.

Công thức 2: Cho phô mai vào thức ăn. Nên dùng phô mai cứng (grated cheese) hoặc phô mai tươi (cream cheese). Công thức này cũng dùng không quá 4 ngày/tuần. Lượng cho: 40g phô mai vào 125ml cháo/cơm hoặc 130ml bún/mì/nui. Cũng có thể cho 20g phô mai vào rau củ nghiền hoặc 20ml sốt phô mai vào 40g thịt/heo/gà/cá đã nấu chín.

Công thức 3: Nấu món ăn với trứng. Loại trứng: Chọn loại có lòng đỏ to, trứng lớn 50-60g/quả. Bé dưới 1 tuổi chỉ dùng lòng đỏ, còn trên 1 tuổi có thể dùng cả lòng đỏ và lòng trắng. Không nên dùng quá 5 quả/ tuần

Cách chế biến:

* Trứng chiên hoặc trứng quấy (1 quả) với 15 g phô mai ăn với 125ml cháo/cơm hoặc 130ml bún/mì/nui

* Trứng chiên trộn sốt 10g phô mai tươi trộn với 80 g cơm --> nén thành 3-4 viên cơm vừa tay + lăn 5g mè rang vàng 

* Cá/tôm/thịt (40g) +lăn qua lòng đỏ trứng (2 quả) + lăn qua 10 g bột vụn bánh mì --> chiên với dầu Các bạn nên phân bố đa dạng công thức trong các bữa/ngày để tránh lập lại 1 công thức quá nhiều.

Nếu bé đang ở trong tình trạng đứng cân, các chuyên gia cũng khuyến khích mẹ bổ sung các vi chất như kẽm, selen, lysin và vitamin nhóm B. Các vi chất có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của các bé. Các vi chất này rất dễ thiếu hụt làm trầm trọng hơn tình trạng suy dinh dưỡng, chậm tăng cân của trẻ. Lysin và vitamin nhóm B giúp tăng cường chuyển hóa và hấp thu dưỡng chất giúp bổ sung năng lượng thiếu hụt để trẻ tăng cân và bắt kịp đà tăng trưởng.

Vì sao trẻ ăn dặm chậm tăng cân? - 2

Nguồn: [Tên nguồn].