Giun ký sinh - mối nguy hại cần phải phòng tránh

Ngày 03/11/2017 08:00 AM (GMT+7)

Nhiễm giun gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm không chỉ riêng người lớn mà còn cho trẻ nhỏ.

Giun sán không chỉ đi vào cơ thể qua đường ăn uống mà còn nhiễm qua da khi tiếp xúc với đất có ấu trùng giun sán, đặc biệt có trường hợp nhiễm giun qua đường không khí. Trong khi đó, người Việt Nam mới chỉ chú trọng việc tẩy giun cho trẻ em, trên quy mô nhỏ nên tình trạng nhiễm giun chéo vẫn xảy ra trong gia đình và xã hội.

1. Thực trạng nhiễm giun sán và bệnh giun sán ở Việt Nam

Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới là điều kiện tự nhiên thuận lợi cho mầm bệnh giun sán phát triển quanh năm. Theo báo cáo của Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Trung ương, nước ta có tỷ lệ nhiễm các bệnh giun sán rất cao, trong đó 80% số dân nhiễm giun đũa, 55% nhiễm giun tóc và 35% nhiễm giun móc. Bệnh giun sán có rất nhiều loại. Trong đó, mỗi loại sẽ gây một sức tàn phá khác nhau trong cơ thể. Chúng có thể lạc chỗ lên não, mắt, gây suy dinh dưỡng, thiếu máu hoặc chỉ gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, ngứa, mủ và viêm da. 

Giun ký sinh - mối nguy hại cần phải phòng tránh - 1

Tuy nhiên, bệnh giun sán chưa được quan tâm đúng mực. Hầu hết người Việt Nam không có thói quen tẩy giun định kỳ hoặc nếu có cũng chỉ tẩy giun cho trẻ em.

Sự thật là không nên chỉ tẩy giun cho trẻ nhỏ hoặc một thành viên nào đó trong gia đình. Thay vào đó cần tẩy giun định kỳ cho cả nhà, cả trường vì người bệnh có thể vô tình gây tái nhiễm giun cho các thành viên khác qua đường ăn uống hoặc không khí khi ở và sinh hoạt trong cùng môi trường với người mang mầm bệnh. Tiến sĩ Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Trung ương cho biết: “Để phòng ngừa nhiễm giun sán, ngoài việc ăn uống, sinh hoạt vệ sinh, cần tập thói quen tẩy giun định kỳ cho cả gia đình tối thiểu 6 tháng một lần - ít nhất 2 lần trong năm.”.

2. Thực trạng nhiễm giun chéo ở Việt Nam

Nhiễm giun sán vô cùng nguy hiểm. Ngoài lây nhiễm qua đường ăn uống, trứng giun có thể lây nhiễm qua không khí hay trong giao tiếp, đặc biệt đối với giun kim.  Do đó, môi trường học đường có thể là môi trường thuận lợi để giun lây nhiễm chéo vì chỉ cần một trẻ bị nhiễm giun là có thể lây nhiễm cho các bạn cùng lớp. Đây là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị tái nhiễm giun nhưng không phải phụ huynh nào cũng biết.

Giun ký sinh - mối nguy hại cần phải phòng tránh - 2

Theo các chuyên gia y tế, khi tẩy giun thì cần thực hiện cho cả gia đình hoặc thực hiện diện rộng cho cả tập thể (như trường học), như vậy việc tẩy giun mới đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, nên thực hiện việc tẩy giun ít nhất 2 lần trong năm theo khuyến cáo của Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Trung ương.

Nhằm nâng cao nhận thức và khuyến khích tẩy giun đúng cách, chuỗi sự kiện mang tên “Tẩy giun 2 lần 1 năm để bảo vệ sức khỏe cả gia đình” do Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Trung ương (NIMPE) thực hiện dưới sự tài trợ của VPĐD Janssen Cilag sẽ diễn ra vào các ngày cuối tuần tại các siêu thị và trung tâm mua sắm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Đến với sự kiện, khách tham dự sẽ có cơ hội thử tài với các trò chơi bổ ích, thú vị và nhận được những phần quà hấp dẫn từ chương trình.

Lịch trình sự kiện dự kiến:

- Ngày 29/10/2017: Lotte Mart Đống Đa

- Ngày 5/11/2017: Lotte Mart Gò Vấp

- Ngày 19/11/2017: Aeon Mall Tân Phú

- Ngày 26/11/2017: Lotte Mart Quận 7

Truy cập trang web http://taygiuncongdong6116.nimpe.vn/ để biết thêm thông tin chi tiết.

Nguồn: [Tên nguồn].