Khẩu phần ăn càng giàu protein động vật, trẻ càng dễ mắc ung thư

Ngày 17/10/2017 10:00 AM (GMT+7)

Casein - chiếm tới 87% protein trong sữa bò có tác dụng kích thích sự phát triển các tế bào đột biến trong tất cả giai đoạn của bệnh ung thư.

Nghiên cứu của tiến sĩ T. Colin Campbell (Đại học Cornell, Hoa Kỳ) và các cộng sự đã chỉ ra những sự thật đáng kinh ngạc rằng: Trẻ em với khẩu phần ăn có hàm lượng protein cao nhất, hóa ra lại dễ mắc ung thư gan hơn cả. Tiến sĩ cũng cho biết, không phải tất cả các loại protein đều có khả năng gây ung thư, thế nhưng casein, chiếm tới 87% protein trong sữa bò lại có tác dụng kích thích sự phát triển các tế bào đột biến trong tất cả giai đoạn của bệnh ung thư.

Khẩu phần ăn càng giàu protein động vật, trẻ càng dễ mắc ung thư - 1

Đáng nói là, nhiều phụ huynh vẫn luôn tin rằng sữa bò hay những món ăn giàu protein là những thực phẩm tốt giúp con mình phát triển toàn diện nhất cả về thể chất lẫn trí tuệ.

Trong cuốn “Bí mật dinh dưỡng cho sức khỏe toàn diện”, tiến sĩ T. Colin Campbell đã đưa ra một số kết luận từ những nghiên cứu y sinh của ông về protein mà có thể giúp ích cho các bậc cha mẹ trong việc nhìn nhận lại chế độ dinh dưỡng cho con mình. Người viết xin trích dẫn một số đoạn trong nội dung cuốn sách cho độc giả tham khảo như dưới đây:

“…Hầu hết quan niệm rằng nguyên nhân chính gây suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ là do thiếu protein, đặc biệt là protein động vật. Các trường đại học và chính phủ trên toàn thế giới đã cố gắng khắc phục tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe này. Tuy nhiên, từ dự án này, tôi đã khám phá ra một bí mật mà không ai có thể ngờ đến. Trẻ em với khẩu phần ăn có hàm lượng protein cao nhất, hóa ra lại dễ mắc ung thư gan hơn cả!

Sau đó, tôi phát hiện ra một báo cáo nghiên cứu từ Ấn Độ, trong đó có nêu ra một số quan sát thú vị và có liên quan đến điều tôi vừa nêu ở trên. Các nhà nghiên cứu Ấn Độ thực hiện thí nghiệm trên hai nhóm chuột. Họ đã sử dụng aflatoxin gây ung thư cho nhóm thứ nhất, sau đó cho chúng tiêu thụ những thức ăn có chứa 20% protein, gần với mức tiêu thụ protein của người phương Tây.

Với cùng một lượng aflatoxin tương tự, họ tác động lên nhóm chuột thứ hai, nhưng sau đó lại cho chúng ăn theo chế độ chỉ có 5% protein. Thật đáng ngạc nhiên, nhóm chuột đầu mắc ung thư gan, trong khi nhóm sau không mắc căn bệnh này. Kết quả này khiến các nhà khoa học Ấn Độ khẳng định được rằng, một chế độ dinh dưỡng đúng đắn có thể giúp con người đánh bại những tác nhân hóa học gây ung thư, thậm chí có thể đánh bại những chất có nguy cơ gây ung thư cao nhất.

Phát hiện này gần như làm sụp đổ bất kỳ lý thuyết dinh dưỡng nào tôi từng được biết trước đó. Bản thân việc công bố rằng protein không tốt cho sức khỏe nghe đã là hết sức điên rồ, chứ đừng nói gì đến chuyện nó làm bệnh ung thư phát triển. Dẫu vậy, đó lại chính là bước rẽ quan trọng trong sự nghiệp của tôi. Việc đặt nghi vấn về tác dụng của protein và những thực phẩm có nguồn gốc động vật rất dễ biến tôi thành một kẻ kỳ quặc trong giới, ngay cả khi những gì tôi nêu ra đều được chứng minh rõ ràng bằng khoa học chân chính.”

Tiến sĩ T. Colin Campbell tiếp đó đã quyết định bắt đầu một chương trình nghiên cứu chuyên sâu về vai trò của dinh dưỡng, đặc biệt là vai trò của protein trong quá trình phát triển ung thư một cách rất thận trọng. Không chỉ dừng lại ở việc xác định xem liệu protein có liên quan đến nguyên nhân gây bệnh ung thư hay không, các tác giả còn tìm hiểu cơ chế thúc đẩy ung thư của protein.

Khẩu phần ăn càng giàu protein động vật, trẻ càng dễ mắc ung thư - 2

Tiến sĩ T. Colin Campbell và bác sĩ Thomas M Campbell II là hai tác giả của cuốn sách best-seller đã bán trên hai triệu bản trên thế giới: Bí mật dinh dưỡng cho sức khỏe toàn diện

“Những gì chúng tôi tìm thấy đã tạo nên sự chấn động mạnh mẽ về nhận thức. Chế độ ăn ít protein ức chế sự khởi phát của bệnh ung thư gây ra do aflatoxin, bất kể liều lượng aflatoxin đưa vào cơ thể như thế nào. Sau giai đoạn phát bệnh, chế độ ăn ít protein cũng làm giảm đáng kể sự phát triển của bệnh ung thư. Nói cách khác, khả năng gây ung thư của aflatoxin sẽ bị suy giảm qua chế độ ăn chứa ít protein. Trên thực tế, lượng protein có trong thức ăn hằng ngày có những tác động mạnh mẽ, giúp chúng ta hoàn toàn có thể “bật và tắt” sự phát triển ung thư một cách vô cùng đơn giản, đó là thay đổi những gì mình ăn vào.

Hơn nữa, đây còn là kết quả nghiên cứu dựa trên mức protein mà chúng ta thường dung nạp hằng ngày. Chúng tôi không hề nghiên cứu dựa trên tình trạng protein cao bất thường như những trường hợp nghiên cứu chất gây ung thư vẫn làm.

Chưa hết, chúng tôi còn nhận thấy rằng không phải tất cả các loại protein đều có khả năng gây ung thư. Vậy thì loại protein nào thúc đẩy ung thư phát triển một cách liên tục và mạnh mẽ? Là casein, chiếm tới 87% protein trong sữa bò, nó có tác dụng kích thích sự phát triển các tế bào đột biến trong tất cả giai đoạn của bệnh ung thư.”

Khẩu phần ăn càng giàu protein động vật, trẻ càng dễ mắc ung thư - 3

Ngoài việc chỉ ra các loại protein có khả năng gây ung thư, tiến sĩ  T. Colin Campbell cũng chỉ ra các loại protein an toàn không gây ung thư có trong thực vật. Độc giả muốn tìm hiểu chi tiết về mối liên hệ giữa bệnh tật và dinh dưỡng để cái thiện sức khỏe cho gia đình có thể tìm đọc cuốn “Bí mật dinh dưỡng cho sức khoẻ toàn diện”, hiện đang có mặt tại các nhà sách của Tinh Hoa Books, Sài Gòn Books, hệ thống nhà sách Fahasa, nhà sách Phương Nam, hệ thống của Tiki, Vinabook cùng các nhà sách khác trên toàn quốc.

Nguồn: [Tên nguồn].