“Khô hạn" ở phụ nữ - Đừng chủ quan

Ngày 17/07/2017 08:00 AM (GMT+7)

Phụ nữ hầu như ai cũng lo lắng về cuộc sống hạnh phúc gia đình đặc biệt khi ngày càng lớn tuổi. Đó là nỗi lo lắng, trăn trở của chị em khi đời sống vợ chồng không còn “mặn nồng” như trước.

“Hạn hán” trước tuổi 50

“Khô hạnamp;#34; ở phụ nữ - Đừng chủ quan - 1

Ảnh minh họa

Gần 8 tháng nay, chị Phạm Huỳnh D (42 tuổi, TP.HCM) và chồng chưa một lần “gặp gỡ”. Chị không còn cảm thấy có “nhu cầu” như trước. Đối với chị, sau một ngày làm việc vất vả, thì giấc ngủ quý giá hơn tất cả. Với chồng chị, sau nhiều lần chị thờ ơ và từ chối, anh tự ái mà ngủ riêng. Dần dần, tần suất vợ chồng cũng thưa dần, chị cũng dần bị “sa mạc hóa”. Gần đây, chị giật mình về tình trạng “xa cách và lạnh lùng” của hai vợ chồng.

Sau nhiều lần trốn tránh, hoặc chịu đựng để đáp ứng chồng, chị Lê Thị Hồng N (37 tuổi, Bến Tre) cảm thấy rất khổ sở. Sau khi sinh đứa thứ 2 xong, chị gần như không có nhu cầu gì nữa, thậm chí là “hạn hán”, không có cảm giác khi quan hệ mà còn đau rát, thậm chí chảy máu. Chị tâm sự: “Mình chẳng dám tâm sự với chồng chuyện này, Nhưng mình rất sợ một ngày nào đó phát hiện do thiếu thốn “chuyện ấy” mà chồng mình tìm đến người khác”

Triệu chứng thường gặp

Những biểu hiện của bệnh khô teo âm đạo thường là khô rát, ngứa, đau nhức hoặc bị dị ứng ở vùng kín. Cảm thấy đau hoặc chảy máu khi quan hệ kèm theo nóng rát âm đạo. Rút ngắn và thắt chặt cửa âm đạo.

Người bệnh thường xuyên đi tiểu, nóng khi đi tiểu, có thể gặp tình trạng tiểu không tự chủ. Dễ gặp các vấn đề viêm nhiễm đường tiết niệu.

Nguy hiểm hơn, nếu âm đạo bị viêm nhiễm còn có thể xuất hiện chất dịch màu trắng kèm theo mùi khó chịu.

Hiểu đúng về nguyên nhân

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, khô teo âm đạo là một trong những vấn đề mà các chị em đến thăm khám, than phiền và nhờ tư vấn nhiều nhất. Đó là do sự suy giảm estrogen vào tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh. Khô teo âm đạo thường xảy ra sau khi mãn kinh, nhưng hiện nay đang gia tăng ở phụ nữ trong thời gian cho con bú hoặc tại bất kỳ thời gian khác cơ thể giảm sản xuất estrogen ví dụ như bị stress, sử dụng các thuốc kháng sinh, trầm cảm.., hoặc sau khi điều trị ung thư, điều trị lạc nội mạc tử cung, điều trị vô sinh…

Nếu như ở nam giới tuổi 40-50 là thời kỳ phong độ nhất thì ngày nay càng có nhiều phụ nữ sớm bước vào giai đoạn “thoái hóa” trước nam giới. Khô teo âm đạo là nguyên nhân làm cho phụ nữ khó, không đạt được khoái cảm và lảng tránh giao hợp, lâu dần dễ dẫn tới lãnh cảm. Điều này sẽ trực tiếp tác động tiêu cực tới tâm lý và hạnh phúc gia đình.

Tần suất các triệu chứng

Khô âm đạo

27-55%

Đau khi giao hợp

32-41%

Khó khăn khi bôi trơn

39%

Mất ham muốn tình dục

32%

Âm đạo ngứa/khó chịu

19%

(Dữ liệu Krychman. OBG Manag 2010;Suppl:S14–S19)

Đặc biệt ngoài các ảnh hưởng của khô teo âm đạo như giảm ham muốn, gây khó khăn đau đớn khi quan hệ thì chị em phụ nữ còn gặp phải cảm giác nóng rát, ngứa ngáy trong các hoạt động hàng ngày như ngồi, đứng, tập thể dục... Vì lượng dịch tiết ở âm đạo đảm bảo cho môi trường âm đạo có sự cân bằng PH, tính acid của môi trường âm đạo giúp chống lại các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Do đó, việc tiết dịch âm đạo bình thường (phụ nữ trong độ tuổi sinh sản tiết ra trong vòng 8 giờ là 1,55g) là cần thiết cho việc duy trì hoạt động bình thường của cơ thể và sức khỏe đời sống hàng ngày. Nếu lượng dịch âm đạo không đủ, người phụ nữ sẽ có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm nấm âm đạo và các bệnh phụ khoa khác.

Tại sao phần lớn bệnh nhân không tìm giải pháp điều trị?

Hiện nay chỉ có 25% phụ nữ bị khô teo âm đạo tìm đến điều trị, 7 trên 10 phụ nữ cảm thấy rất e ngại và xấu hổ khi chia sẻ với bác sỹ về tình trạng khô teo âm đạo của mình. Do đó, phụ nữ nên thăm khám phụ khoa định kì 6 tháng/lần. Khi có các triệu chứng của bệnh khô teo âm đạo, không nên tự mua thuốc điều trị mà hãy tới khám bác sĩ để có những lời khuyên bổ ích và điều trị hiệu quả.

Hiện nay có nhiều giải pháp điều trị việc thiếu hụt estrogen. Liệu pháp bổ sung estrogen cần thiết để cải thiện các triệu chứng của khô teo âm đạo làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, liệu pháp này không phải lúc nào cũng được chỉ định, mà các liệu pháp hormone tự nhiên được xem là công cụ hữu hiệu và an toàn trong việc duy trì sức khỏe cho phụ nữ.

Một trong những liệu pháp tự nhiên là kem (gel) dưỡng ẩm âm đạo không chưa hormone. Ưu điểm của gel đặt âm đạo là tác dụng kép và kéo dài, phục hồi độ ẩm, “trẻ hóa” biểu mô âm đạo và không chứa hormone có thể kết hợp các điều trị khác. Với thành phần không chứa hormone, có thành phần chính là nước và các chất bám dính sinh học (polycarbophil, carbomer 974P…), gel giữ ẩm tạo lớp màng ẩm bao phủ niêm mạc âm đạo giúp giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu tại âm đạo. Sau khi đặt vào âm đạo, lớp gel sẽ gắn vào biểu mô âm đạo, cải thiện sự tiết chất nhờn, duy trì độ ẩm và đàn hồi mà không làm thay đổi cấu trúc của tế bào biểu mô âm đạo.

“Khô hạnamp;#34; ở phụ nữ - Đừng chủ quan - 2

Điều trị khô teo âm đạo sớm, ngay khi có dấu hiệu bệnh xuất hiện là giải pháp duy nhất vừa giúp cho chị em phụ nữ giảm các triệu chứng khó chịu do khô âm đạo gây ra, giảm các nguy cơ viêm nhiễm khác vừa giúp lấy lại được sức khỏe, sự tự tin, niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống hàng ngày.

Nguồn: [Tên nguồn].