Liệu chủng ngừa có thực sự giá trị?

Ngày 19/10/2017 10:00 AM (GMT+7)

Tiêm ngừa đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trẻ nhỏ và người lớn, gia đình và cộng đồng khỏi các bệnh nguy hiểm. Nó giúp hệ thống miễn dịch chống lại nhiều bệnh, trong đó một số bệnh không thể điều trị hoặc chữa khỏi một cách hiệu quả.

Chúng ta đã quên mất sức tàn phá của bệnh truyền nhiễm

Tiêm ngừa đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trẻ nhỏ và người lớn, gia đình và cộng đồng khỏi các bệnh nguy hiểm. Nó giúp hệ thống miễn dịch chống lại nhiều bệnh, trong đó một số bệnh không thể điều trị hoặc chữa khỏi một cách hiệu quả.

Các bệnh nhiễm trùng như sởi và bạch hầu có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng ngay cả ở các nước phát triển với hệ thống y tế chất lượng cao. Nhờ vào thành công của vắc-xin và các chương trình chủng ngừa, phần lớn chúng ta không mắc phải những căn bệnh này nữa và do đó quên đi mất sức tàn phá của nó như thế nào.

Liệu chủng ngừa có thực sự giá trị? - 1

Chúng ta đã quên mất sức tàn phá của các bệnh truyền nhiễm

Những hiểm họa dịch bệnh tiềm tàng

Những năm gần đây chúng ta phải đối mặt với một số mối đe doạ về sức khoẻ cộng đồng mà cả thế giới chưa phòng ngừa được, ví dụ như đại dịch cúm, Ebola, SARS và Zika.

Việc đầu tư cho tiêm ngừa vắc-xin được xem như là một sự đầu tư để phát triển. Vắc-xin có những lợi ích trực tiếp và gián tiếp trong việc làm giảm tỷ lệ mắc bệnh hoặc tử vong vì bệnh, ngoài ra, vắc-xin còn có tác động lâu dài cho cá nhân và cộng đồng.

Liệu chủng ngừa có thực sự giá trị? - 2

Tiêm vắc-xin có thể tăng khả năng miễn dịch của trẻ trong thời gian dài

Ý kiến của chuyên gia về tiêm ngừa

Về vấn đề chủng ngừa thì bác sĩ Thomas Breuer, Chủ tịch Y khoa cấp cao, ngành sinh phẩm toàn cầu của GSK có ý kiến như sau: “Mỗi giai đoạn của cuộc sống đều có nhu cầu dùng vắc-xin, nhưng việc khuyên dùng những loại vắc-xin đặc biệt nào thì sẽ thay đổi theo từng giai đoạn cuộc đời của một cá nhân nào đó, tùy vào những nguy cơ có thể mắc phải và hậu quả các bệnh.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nhiều nguy cơ nhận hậu quả nặng nề từ nhiều loại bệnh như ho gà hơn là người lớn, hoặc có nhiều khả năng bị nhiễm các mầm bệnh mà trẻ chưa có miễn dịch tự nhiên – ví dụ như rotavirus – vì vậy trẻ cần được bảo vệ để chống lại các nguy cơ mắc bệnh.

Tiêm ngừa nên thực hiện khi trẻ còn nhỏ, để phòng chống những bệnh có thể tấn công bất kỳ lúc nào, theo đó vắc-xin sẽ giúp tăng miễn dịch trong thời gian dài. Một số bệnh cơ bản quan trọng cha mẹ cần lưu ý phòng ngừa cho con từ sớm là bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, bại liệt, phế cầu và viêm màng não.

Tiêm ngừa cho phụ nữ mang thai nhằm chống lại các bệnh có thể đe doạ sức khoẻ các bà mẹ, thai nhi hoặc trẻ sơ sinh, khi trẻ còn quá nhỏ để tiêm ngừa.

Đối với người lớn tuổi, vắc-xin được khuyến cáo dùng cho các bệnh nguy hiểm hơn vì nồng độ kháng thể sẽ giảm đi và cần phải tiêm chủng để duy trì hệ miễn dịch. Vắc-xin được khuyến cáo nên dùng cho các thanh thiếu niên và người lớn dựa vào sự gia tăng nguy cơ nhiễm trùng liên quan đến việc thay đổi lối sống, ví dụ như HPV, và họ cần được tiêm ngừa vắc-xin từ nhỏ để tạo khả năng miễn dịch sớm trước khi phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh.”

Liệu chủng ngừa có thực sự giá trị? - 3

Tiêm vắc-xin phòng ngừa bệnh là cần thiết cho mọi đối tượng ở mọi lứa tuổi

Hiểu và tuân thủ đúng lịch tiêm phòng không chỉ là trách nhiệm của các bậc cha mẹ đối với con cái mà còn là nhiệm vụ của mỗi cá nhân để đảm bảo sức khoẻ lao động, giảm thiểu gánh nặng y tế với xã hội và đặc biệt là đảm bảo cuộc sống khoẻ mạnh cho chính bản thân và cho cộng đồng.

Nguồn: [Tên nguồn].