Ngăn bệnh khớp tái phát - Khó hay dễ?

Ngày 20/07/2016 08:00 AM (GMT+7)

Theo ghi nhận của Bộ y tế, bệnh khớp hiện là một trong những bệnh có tỷ lệ tái phát cao nhất trong số các bệnh thường gặp ở người trung niên và người cao tuổi. Trong đó 1/3 số người bệnh khớp có nguy cơ tái phát khi thời tiết thay đổi, hoặc khi vừa kết thúc đợt điều trị.

Làm thế nào để ngăn ngừa cơn đau, nhức do bệnh khớp tái phát? Tham khảo bài viết dưới đây để tìm được giải pháp cụ thể.

Tái bệnh nhanh do sai lầm chữa bệnh

64 tuổi với hơn 3 năm bị đau khớp nhưng không ít người tưởng rằng bác Hỗ có thể  70 hay 80 tuổi. Bác Hỗ cho biết, từ chỗ chỉ hơi đau nhức ở lưng, cánh tay và 2 chân khi thời tiết thay đổi, không ngờ sau 2 lần tái phát bệnh khớp nghiêm trọng, bàn tay và cẳng chân của bác đã không thể co, duỗi; mọi sinh hoạt dù lớn hay nhỏ đều phải nhờ vợ con làm hết. Các bác sĩ nhận định: “các kết quả lâm sàng và cận lâm sàng cho thấy bác Hỗ đã bị thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp gối và khớp háng thể nặng, vì thế việc chỉ định dùng thuốc cho bệnh nhân Hỗ sẽ ít mang lại kết quả và buộc phải điều trị bằng phẫu thuật.

Phạm Thị Côi (66 tuổi, Thôn Cổ Giả, xã Nam Tiến, Nam Trực, Nam Định) cũng có kết quả tương tự và gần như bị teo cơ, liệt nửa người do dùng thuốc sai cách. Bắt đầu bằng những biểu hiện sưng đau khớp ngón tay, cổ tay, bả vai và mắt cá chân cách đây 9 năm. Mặc dù biết mình bị viêm đa khớp dạng thấp nhưng cô Côi chỉ liên tục giảm sưng, đau bằng thuốc tây bao gồm thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau có chứa corticoid. Hậu quả là mặt và bụng của cô bị phình ra và phù lên, chân phải bị liệt không thể cử động được, đầu gối bên phải bị sưng to, đau đớn, cô Côi mới đi khám chữa thì đã quá muộn.

Ngăn bệnh khớp tái phát - Khó hay dễ? - 1

Vì sao bệnh khớp dễ tái phát?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bệnh khớp dễ tái phát, trong đó thường gặp nhất là: điều trị chưa dứt điểm đợt viêm cấp tính; ngưng sử dụng thuốc ngay khi vừa đỡ bệnh hoặc không đảm bảo đủ thời gian cần thiết cho một đợt điều trị bằng thuốc nam (ít nhất là 3 tháng); sau khi khỏi bệnh, người bệnh không kiêng khem, giữ gìn; vận động không đúng cách (ngồi nhiều, mang vác quá nặng, quá sức); chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng, không đủ dưỡng chất…

Bên cạnh đó, cũng phải kể đến sự thay đổi đột ngột của thời tiết; độ ẩm quá cao, môi trường sống quá ẩm thấp, trong khi người bệnh không có chế độ dự phòng khoa học. Ngoài ra, những yếu tố như: nhiễm khuẩn, di truyền, cơ thể suy yếu, chấn thương, mắc các bệnh truyền nhiễm hoặc tác động của chất kích thích (rượu, cà phê,…) cũng là các yếu tố khiến cho viêm khớp dễ dàng tái phát và trở nên dai dẳng.

“Tuyệt chiêu” ngăn bệnh khớp tái phát

Bệnh khớp được đánh giá là bệnh dễ tổn thương, nhưng khó phát hiện. Do đó, để phòng chống và nhất là ngăn ngừa tái phát, bệnh nhân cần thực hiện tốt các nguyên tắc sau.

Ăn uống hợp lý

Người bị bệnh khớp cần hạn chế ăn nhiều thịt, nội tạng, uống bia rượu, ăn mặn hay ăn quá ngọt (vì các thực phẩm này sẽ gây mất canxi khiến xương của bạn yếu hơn). Những đồ ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ cũng dễ kích thích phản ứng viêm, khiến người bệnh có cảm giác đau hơn…Ngoài ra, bột mì, thịt mỡ, bơ, xúc xích, dăm-bông, bánh kẹo, thực phẩm giàu a-xít oxalic như mận, củ cải… cũng có thể làm trầm trọng hoặc làm bệnh khớp tái phát.

Cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh như trái cây, rau quả tươi, các sản phẩm từ sữa và các loại ngũ cốc… để tốt cho hệ xương và hệ tiêu hóa.

Duy trì tư thế thích hợp

Thường xuyên ngồi trước máy tính, ít vận động hoặc mang vác quá nặng… đều làm tăng nguy cơ khớp bị đau trở lại. Vì vậy, dành nhiều thời gian cho việc tập luyện thể thao cũng như cẩn trọng trong quá trình vận động sẽ giúp khớp được an toàn, khỏe mạnh.

Kết hợp viên uống và bôi cao xoa

Để ngăn ngừa các cơn đau khớp quay trở lại, theo các chuyên gia việc đầu tiên là phải tăng cường tiết dịch khớp bằng phương pháp “nội ẩm, ngoại đồ” (tức kết hợp trong uống với ngoài thoa), giúp khớp trơn tru, vận động thoải mái.

Theo đó, nếu sử dụng các sản phẩm “trong uống” và “ngoài thoa” có tính thống nhất cao về thành phần cũng như công dụng sẽ tăng hiệu quả phòng và chữa bệnh lên gấp nhiều lần.

Các bác sỹ lấy dẫn chứng: Khi nghiên cứu về phương pháp này, họ đã cho một số bệnh nhân khớp điều trị bằng cách sử dụng thuốc uống (nội ẩm) có thành phần Cao Rắn Hổ Mang, kết hợp với một sản phẩm “ngoại đồ” dạng cao xoa được làm từ Nọc Rắn Hổ Mang khô cùng các dược chất thiên nhiên...Kết quả cho thấy thời gian đau, mỏi giảm xuống đáng kể trong khi hiệu quả trị khớp tăng lên rõ rệt.

Các nhà nghiên cứu phân tích: Do Cao Rắn Hổ Mang chứa Saponozit, Protit và các dưỡng chất thiết yếu như vitamin A, D, vitamin nhóm B (như B1, B2, B6…), Folic axít, Canxi, Sắt, Magie và Kẽm... nên khi vào cơ thể, sẽ có khả năng phục hồi ổ viêm và tái tạo sụn khớp hiệu quả.

Khi sử dụng kết hợp với Nọc rắn ở dạng cao xoa, các dược chất trong chế phẩm này sẽ được giải phóng, thấm qua da, sau đó hấp thu vào hệ mạch giúp giãn mạch, tăng cường lưu thông khí huyết, chống viêm và giảm sưng đau nhanh chóng.

Công thức này đã được tiến hành kiểm nghiệm lâm sàng trên các bệnh nhân bị khớp tại một số bệnh viện lớn ở Hà Nội. Kết quả cho thấy: Sau 3 tháng, so với nhóm đối chứng, tình trạng sưng, nóng, đỏ (biểu hiện của viêm khớp) ở các bệnh nhân dùng Cao Rắn Hổ Mang đã giảm khá mạnh, trong đó triệu chứng sưng giảm tới 74%, còn triệu chứng nóng giảm 42%. 

Ngăn bệnh khớp tái phát - Khó hay dễ? - 2

Nguồn: [Tên nguồn].