Nhiễm giun ở trẻ: Cần phòng ngừa hơn điều trị

Ngày 27/03/2017 16:00 PM (GMT+7)

Lả người vì mất nước do tiêu chảy và khóc nhiều, bé Phương (5 tuổi) nằm thiếp đi trên giường bệnh. Còn gương mặt chị Hồng Vân thì đã có sự chuyển sắc từ lo lắng trở nên bớt căng thẳng hơn khi bác sĩ cho biết, tình trạng bé Phương không còn nguy hiểm nữa, cháu chỉ bị nhiễm giun và cần được tẩy giun.

Nhiễm giun hành xác, phờ phạc thân thể

Gây ra rất nhiều tác hại, nhiễm giun là nỗi ám ảnh đe dọa sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Khi nhiễm giun, trẻ thường gặp những triệu chứng như: tiêu chảy, táo bón, đau bụng, nôn ra giun, đại tiện ra giun,…

Chính những triệu chứng này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và tâm lý của trẻ. Cụ thể như: tiêu chảy hoặc táo bón làm cản trở sự hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thức ăn qua ruột khiến cơ thể bị suy yếu; hay đau bụng làm ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ; đến việc nôn, đại tiện ra giun cũng có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

Đáng nói hơn là ấu trùng giun khi lạc chỗ lên não có thể tác động đến hệ thần kinh gây nên các cơn co giật, làm rối loạn, suy nhược thần kinh, thậm chí có thể gây động kinh, yếu liệt người... Bệnh giun cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh khác phát triển như: thiếu vitamin, kiết lỵ,... do sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút.

Nhiễm giun ở trẻ: Cần phòng ngừa hơn điều trị - 1

TS.BS Lê Văn Nhân đang tuyên truyền tại hội thảo huấn luyện: “Tẩy Giun Học Đường” cho thầy cô tại các trường tiểu học trên địa bàn TP.HCM

Tấn công vào trẻ, mẹ nào biết hay…

Không như bị chó hoặc mèo cắn để mẹ có thể ra tay bảo vệ con yêu liền, nhiễm giun không dễ để mẹ nhận biết mà giúp con điều trị. Những triệu chứng ban đầu của nhiễm giun thường rất giống với các bệnh liên quan đến tiêu hóa. Cho nên mãi đến khi đưa vào bệnh viện và nghe bác sĩ thông báo thì mới biết là con bị nhiễm giun.

Như trường hợp của chị Hồng Vân (Q10, Tp.HCM) chẳng hạn, chị cho biết: “Cháu Phương cứ buồn nôn hoài, rồi còn đi tiêu chảy suốt. Ba cháu đã ra nhà thuốc mua thuốc tiêu hóa rồi cho cháu uống, vậy mà cả đêm cháu cứ khóc suốt. Lo lắng quá, tôi và chồng phải đưa vào bệnh viện luôn. Sau một hồi bác sĩ khám thì mới biết là cháu bị nhiễm giun!”. 

Giun không chừa một ai. Ai cũng có thể bị nhiễm giun nếu không biết chăm sóc sức khỏe, giữ gìn vệ sinh kém. Đặc biệt, trẻ em lại là đối tượng dễ bị nhiễm giun nhất vì thường tiếp xúc nhiều với các yếu tố nguy cơ như: chưa nhận biết được thực phẩm nào đạt chất lượng vệ sinh, nhiễm giun bị động thông qua môi trường trường học, do chơi đùa, tiếp xúc với bạn bè…

Chủ động tẩy giun: Mẹ thôi lo sợ - Con tự do chơi

Mong muốn ở cạnh trẻ 24/24 là không thể! Vì vậy, mẹ cần chủ động dạy và nhắc nhở trẻ cách phòng ngừa nhiễm giun một cách đơn giản và cụ thể nhất có thể. Trước hết là vấn đề ăn uống, không ăn vặt ngoài đường, không uống nước lã,… Nhưng hầu hết bạn nhỏ nào cũng ham vui và ham chơi, nên thêm một điều nữa mà mẹ cần làm để phòng ngừa nhiễm giun cho trẻ - đó là tẩy giun.

Theo nghiên cứu và chứng minh lâm sàng của các chuyên gia khoa học thì hoạt chất Mebendazol 500mg là một trong các hoạt chất tẩy giun hiệu quả. Tuy nhiên, trong số ba dạng thù hình của Mebendazol là polymorph A, B và C; thì polymorph C được giới y khoa đánh giá là có hoạt tính tẩy giun cao nhất, ít độc tính nên ít các tác dung phụ, rất an toàn khi sử dụng cho trẻ.

Nhiễm giun ở trẻ: Cần phòng ngừa hơn điều trị - 2

Thầy cô hào hứng tham gia trả lời câu hỏi về tác hại của giun

Trong tháng 3 và 4 năm 2017, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương sẽ triển khai chương trình Tẩy giun học đường tuyên truyền cho 680 cán bộ y tế thuộc các trường tiểu học trên địa bàn Tp.HCM, Hà Nội, Bình Dương. Ngoài ra, chương trình cũng đang được triển khai ở 17 trường tiểu học. Dự kiến đợt này có khoảng 17.000 trẻ em được tiếp cận thông tin về tầm quan trọng của việc định kỳ tẩy giun ít nhất 2 lần trong năm.

(Nội dung do Viện Sốt Rét – Ký Sinh Trùng – Côn Trùng Trung Ương phụ trách và được tài trợ bởi VPĐD Janssen-Cilag Ltd.)

Nguồn: [Tên nguồn].