Vì sao con ăn nhiều mà vẫn không tăng cân?

Ngày 05/05/2016 10:00 AM (GMT+7)

Bên cạnh tình trạng trẻ biếng ăn thì một số trẻ khác tuy ăn uống tốt nhưng tăng cân chậm hoặc không tăng cân. Đây cũng là vấn đề dinh dưỡng “nóng” mà nhiều phụ huynh phải đau đầu.

Nguyên nhân của tình trạng trẻ ăn uống tốt mà không tăng cân

Nguyên nhân của tình trạng này đến từ chế độ ăn của trẻ thiếu cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết: Chất béo, đường bột, đạm, vitamin và khoáng chất hay cách chế biến không đúng với tuổi của trẻ… sẽ khiến cân nặng của trẻ không “nhúc nhích”.

Một số trẻ hiếu động, dù ăn uống tốt nhưng năng lượng từ thức ăn chỉ vừa đảm bảo cho nhu cầu hoạt động hàng ngày, khiến trẻ không còn năng lượng dự trữ và kết quả là trẻ không tăng cân.

Trẻ tăng cân chậm có thể còn do bị giun, sán sống ký sinh trong đường tiêu hóa và lấy hết chất dinh dưỡng dẫn đến cơ thể trẻ thiếu dưỡng chất phát triển cơ thể.

Những trẻ ăn uống tốt nhưng tăng cân chậm cũng thường là những trẻ có chức năng tiêu hóa kém như: Thiếu enzym tiêu hóa thức ăn, thiếu cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột,… gây hấp thu kém.

Nếu trẻ mắc các tình trạng trên trong thời gian dài sẽ không chỉ ảnh hưởng đến cân nặng mà còn dẫn đến các tình trạng nặng hơn như: Thiếu chất, suy dinh dưỡng và chậm phát triển. Vì vậy mẹ cần tham khảo các thông tin về các giải pháp dưới đây để áp dụng ngay cho trẻ:

Giải pháp giúp trẻ tăng cân và hấp thu tốt các chất dinh dưỡng

Từ các nguyên nhân trên nếu mẹ muốn trẻ tăng cân, khỏe mạnh thì cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống một cách khoa học: Cho trẻ ăn nhiều bữa và tổng năng lượng cung cấp từ thức ăn cần đảm bảo đủ cho các hoạt động hàng ngày và năng lượng dự trữ cần thiết cho trẻ tăng trưởng.

Bữa ăn cho trẻ cần đảm bảo có ít nhất 5 trong số 8 nhóm thực phẩm, đặc biệt cần bổ sung thêm tinh bột và chất béo. Ngoài bữa chính, mẹ có thể cho con ăn thêm bữa phụ với các thực phẩm giàu năng lượng, dinh dưỡng như: Váng sữa, phomai, sữa chua, caramen…; Cho thêm 1 – 2 thìa dầu oliu, dầu đậu nành… vào món ăn vừa kích thích vị giác mà cũng giúp con tăng cân nhanh hơn.

Ngoài việc xem xét lại chế độ ăn, mẹ cũng cần quan tâm tới cách chế biến đúng với lứa tuổi của trẻ:  Trẻ có thể bắt đầu ăn dặm từ 5 – 6 tháng tuổi, tập ăn đúng lúc sẽ giúp phát triển các phản xạ nhai nuốt và hệ tiêu hóa của trẻ cũng “tập dượt” dần để tiêu hóa các thức ăn khác ngoài sữa. Việc chế biến thức ăn độ thô - mịn, độ đặc - loãng… cần phù hợp theo độ tuổi để tránh hệ tiêu hóa làm việc quá tải.

Để loại trừ trường hợp chậm tăng cân do giun sán thì mẹ có thể thực hiện tẩy giun cho trẻ 1 năm/2 lần – đối với trẻ trên 2 tuổi, đồng thời nên giữ gìn vệ sinh ăn uống để tránh bị nhiễm lại. Việc này sẽ giúp trẻ hấp thu trọn vẹn dinh dưỡng.

Vì sao con ăn nhiều mà vẫn không tăng cân? - 1

Mẹ có thể tẩy giun cho bé bằng hạt bí ngô

Bên cạnh việc đảm bảo bé ăn nhiều bữa vẫn tiêu hóa hết được thức ăn cần tăng cường chức năng tiêu hóa của trẻ bằng cách:

Bổ sung các enzym tiêu hóa để hỗ trợ tiêu hóa các nhóm thức ăn như: enzym α-Amylase để tiêu hóa nhóm thức ăn đường bột, enzym Protease – tiêu hóa thức ăn chứa đạm, enzym Cellulase giúp tiêu hóa chất xơ, enzym Lipase thủy phân thức ăn chứa chất béo và bổ sung enzym Lactase để tiêu hóa được đường lactose có trong sữa. Các enzym này có trong thực phẩm không nhiều và mỗi loại thực phẩm không chứa nhiều loại enzym, do đó để dễ dàng mẹ có thể bổ sung bằng các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe. Mẹ lưu ý chọn sản phẩm có đủ cả 5 loại enzym trên để hỗ trợ tối đa cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Với những trẻ bị loạn khuẩn đường ruột dẫn tới không tăng cân thì có thể bổ sung chất xơ hòa tan để cải thiện dần tình trạng này. Chất xơ hòa tan – FOS (Fructo Oligosaccharide) và Inulin có tác dụng tái tạo sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột bằng cách tạo môi trường sống cho các lợi khuẩn phát triển. Các lợi khuẩn tăng lên có thể ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh khác, đồng thời giúp nâng cao miễn dịch cho đường tiêu hóa và từ đó chức năng tiêu hóa của trẻ cũng được cải thiện rõ rệt.

Vì sao con ăn nhiều mà vẫn không tăng cân? - 2

FOS và Inulin chiết xuất từ rau diếp xoăn giúp bé cải thiện hệ vi sinh đường ruột

Như vậy để bé tăng cân thì ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý hàng ngày, chế biến đúng cách thì còn cần phải giúp bé hấp thu hết các dưỡng chất từ thực phẩm; đồng thời cải thiện chức năng tiêu hóa, nâng cao hệ miễn dịch đường ruột nhất là với những trẻ bị loạn khuẩn đường ruột, chức năng tiêu hóa kém.

Ngoài ra cũng nên bổ sung các loại vitamin (A, nhóm B, C, D…) và khoáng chất như Kẽm, Selen, Canxi… để giúp trẻ khỏe mạnh, kích thích ngon miệng. Để từ đó con hấp thu tốt các chất dinh dưỡng và cao lớn, khỏe mạnh hơn.

Vì sao con ăn nhiều mà vẫn không tăng cân? - 3

Vì sao con ăn nhiều mà vẫn không tăng cân? - 4

CÔNG DỤNG:

Bổ sung enzym tiêu hóa, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp tăng cường tiêu hóa, kích thích ăn ngon miệng, tăng hấp thu chất dinh dưỡng, tăng cường miễn dịch, nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể đặc biệt đối với trẻ nhỏ.

Bổ sung chất xơ tái lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp phòng và hỗ trợ rối loạn tiêu hóa.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:

Trẻ em có sức đề kháng kém, biếng ăn, gầy yếu, suy dinh dưỡng, hấp thu kém, chậm lớn, hay ốm đau.

Trẻ em bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy do ăn thức ăn lạ, loạn khuẩn, dùng kháng sinh hoặc không dung nạp lactose và sữa.

Người lớn bị suy nhược cơ thể, ăn kém, ngủ kém.

CÁCH DÙNG:

- Trẻ em dưới 2 tuổi: 5 ml/ lần x 1 lần/ ngày hoặc hỏi ý kiến bác sỹ.

- Trẻ em 2 – 3 tuổi: 5ml /lần  x 2  lần/ngày.

- Trẻ em trên 3 tuổi: 5 ml - 10 ml /lần x 3 lần/ngày.

- Người lớn: 20ml/lần x 2 - 3 lần/ngày.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN:  1900.2056

Website: http://chamconkhoahoc.vn

Giấy phép quảng cáo: 2006/2015/XNQC- ATTP ngày 01/11/2015.

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Minh Phương.
Nguồn: [Tên nguồn].