Đằng sau chiếc cặp sách tiền triệu đang mê hoặc mẹ Việt

Ngày 09/08/2016 15:57 PM (GMT+7)

Randoseru - chiếc cặp sách chống gù lưng đến từ Nhật Bản có gì hấp dẫn để có thể thuyết phục được nhiều phụ huynh Việt mua cho con đến vậy?

Thời điểm ngày tựu trường cận kề cũng là khi thị trường đồ dùng học tập, đặc biệt là cặp sách cho trẻ ngày một nóng lên. Ngoài những mẫu mã cặp sách thông thường được sản xuất tại Việt Nam hay Trung Quốc, trong thời gian gần đây, nhiều cha mẹ Việt bắt đầu chú ý đến một mẫu cặp sách mới có xuất xứ từ Nhật Bản với lời quảng cáo là cặp sách chống gù lưng.

Dù giá cả những chiếc cặp sách chống gù lưng Nhật Bản này không hề rẻ, thường thấp nhất là 2 triệu đồng và cao nhất lến tới 8-12 triệu đồng một chiếc, vẫn có không ít cha mẹ Việt mạnh tay sắm cho con em mình.  

Đằng sau chiếc cặp sách tiền triệu đang mê hoặc mẹ Việt - 1

Những chiếc cặp sách với thiết kế vuông vắn đến từ Nhật Bản đang thu hút sự quan tâm của phụ huynh Việt Nam.

Chiếc cặp sách chống gù lưng đến từ Nhật Bản này có gì hấp dẫn để có thể thuyết phục được nhiều phụ huynh Việt mua cho con đến vậy? Những câu chuyện đằng sau nó sẽ khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Randoseru - chiếc cặp sách mang tính biểu tượng của giáo dục Nhật Bản

Đằng sau chiếc cặp sách tiền triệu đang mê hoặc mẹ Việt - 2

Đằng sau chiếc cặp sách tiền triệu đang mê hoặc mẹ Việt - 3

Cặp sách Randoseru xuất hiện trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng mọi thời đại với trẻ em toàn châu Á: Doraemon.

Randoseru là một loại ba lô da dành cho trẻ em tiểu học Nhật. Ở Nhật Bản, khi một đứa trẻ bắt đầu bước chân vào lớp 1, các thành viên trong gia đình, có thể là ông bà hay bố mẹ sẽ mua một chiếc cặp Randoseru như món quà đầu tiên cho trẻ. Mỗi chiếc cặp Randoseru có giá không hề rẻ, ngay cả đối với các gia đình Nhật Bản, đây cũng là một khoản chi phí khá tốn kém (khoảng từ 6-12 triệu VNĐ) nhưng theo truyền thống, đây được coi như một nghi thức cho biết đứa trẻ đã đến tuổi đi học và là bằng chứng cho sự giáo dục, học tập suốt đời của em bé đó.

Cái tên "randoseru" được chuyển thể từ tiếng Hà Lan "ransel" có nghĩa là ba lô. Randoseru xuất hiện ở Nhật Bản từ thế kỷ 19 và trở nên phổ biến với học sinh tiểu học từ nửa sau thế kỷ 20. Những chiếc cặp vuông vức này là một phần mang tính biểu tượng của giáo dục Nhật Bản. Trẻ em Nhật bắt đầu sử dụng cặp randoseru ở tuổi lên 6 - năm đầu tiên vào trường tiểu học – và sẽ đeo nó cho đến khi hoàn thành lớp 6.

Đằng sau chiếc cặp sách tiền triệu đang mê hoặc mẹ Việt - 4

Đằng sau chiếc cặp sách tiền triệu đang mê hoặc mẹ Việt - 5

Mẫu cặp sách Randoseru ngày xưa.

Chiếc cặp với thiết kế đặc biệt có khả năng chống gù lưng

Lý do mà chính phủ Nhật Bản yêu cầu học sinh tiểu học phải sử dụng Randoseru là bởi những học sinh này nằm trong lứa tuổi mà cơ thể đang phát triển, đặc biệt là khung xương. Việc đem nhiều sách vở trên lưng có thể ảnh hưởng rất nhiều tới cột sống và tác động đến sức khỏe của các em sau này.  

Một chiếc Randoseru điển hình cao 30cm, chiều ngang 23cm và 18cm bề dày. Bên trong có một ngăn chính đựng sách vở và 2 ngăn nhỏ bên ngoài đựng các phụ kiện. Khi không chứa sách vở, mỗi chiếc Randoseru nặng trung bình 1,2kg.

Thiết kế đệm lưng đặc biệt của Randoseru giúp cặp không gây tổn hại đến cột sống của trẻ em, tránh nguy cơ bị gù lưng khi còn nhỏ. Quan trọng nhất là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với lưng và các chi tiết nhỏ nhặt khác như dây đêo đều được thiết kế mềm mại, thông thoáng

Đằng sau chiếc cặp sách tiền triệu đang mê hoặc mẹ Việt - 6

Tất cả những chiếc cặp Randoseru cao cấp ở Nhật đều được làm thủ công bởi những thợ may túi da lành nghề.  Cha mẹ cần phải đặt một chiếc cặp Randoseru 6 tháng trước khi con cháu mình bắt đầu năm học. Ở Nhật Bản, năm học mới bắt đầu vào tháng 4, vì vậy tháng 9 là thời điểm cặp Randoseru được sản xuất nhiều nhất. Sau khi một đứa trẻ tốt nghiệp tiểu học, chiếc cặp Randoseru có thể được giữ lại để truyền cho em mình.

Đằng sau chiếc cặp sách tiền triệu đang mê hoặc mẹ Việt - 7

Đằng sau chiếc cặp sách tiền triệu đang mê hoặc mẹ Việt - 8

Xem quy trình sản xuất một chiếc cặp Randoseru:

Randoseru ngày nay, "đắt tiền" nhưng được phụ huynh toàn châu Á tìm mua

Trước đây, vào những năm 60, cặp Randoseru chỉ có hai màu duy nhất là màu đen cho bé trai và màu đỏ cho bé gái. Tuy nhiên ngày nay, nó đã được thay đổi mẫu mã để trở nên bắt mắt, phong phú hơn như gắn thêm thiết bị báo động cá nhân, thiết bị định vị, vỏ bọc nhựa chống trầy xước. Một số trường học tư nhân phân phối cặp cho học sinh có gắn nổi thêm phù hiệu trường, đồng thời lựa chọn những màu sắc bắt mắt như màu vàng để tài xế xe bus trường học có thể nhận ra những đứa trẻ trường mình nhanh nhất có thể.

Không phải một sự trùng hợp ngẫu nhiên, đây là loại cặp sách đặc biệt mà chính phủ Nhật quy định học sinh trong 6 năm tiểu học bắt buộc phải dùng. Ngày nay, với những đặc tính ưu việt mà loại cặp này mang lại, Randoseru đã trở nên nổi tiếng không chỉ ở Nhật Bản mà còn được rất nhiều phụ huynh các nước trong khu vực như Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc..và cả Việt Nam tìm mua. 

Một số hình ảnh cặp sách Randoseru ngày nay:

Đằng sau chiếc cặp sách tiền triệu đang mê hoặc mẹ Việt - 9

Đằng sau chiếc cặp sách tiền triệu đang mê hoặc mẹ Việt - 10

Đằng sau chiếc cặp sách tiền triệu đang mê hoặc mẹ Việt - 11

Đằng sau chiếc cặp sách tiền triệu đang mê hoặc mẹ Việt - 12

Đằng sau chiếc cặp sách tiền triệu đang mê hoặc mẹ Việt - 13

Đằng sau chiếc cặp sách tiền triệu đang mê hoặc mẹ Việt - 14

Kỳ 2: Mua cặp chống gù lưng cho con, 2 triệu vẫn sợ nhầm hàng Trung Quốc?

Hà My
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tuyển sinh lớp 1