Gặp người làm mặt nạ bồi giữa lòng phố cổ

Ngày 16/09/2015 05:00 AM (GMT+7)

Những chiếc mặt nạ bồi của trung thu xưa đang sống lại giữa lòng phố cổ.

Chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa là tới rằm tháng Tám. Trong căn nhà rộng chừng hơn 10 m2, vợ chồng ông Nguyễn Văn Hòa (Hàng Than, Hoàn Kiếm) vẫn đang miệt mài hoàn thiện những chiếc mặt nạ giấy bồi để phục vụ các em nhỏ khi một mùa trung thu nữa đang về.

Là một gia đình có nghề truyền thống làm mặt nạ giấy bồi, hơn 30 năm nay, gia đình ông Hòa vẫn kiên trì theo nghề, mặc dù nhiều thời điểm đồ chơi Việt bị hàng Trung Quốc lấn lướt. Ông Hòa chia sẻ: "Trước đây tôi là nhân viên Công ty rau quả Hà Nội. Nghề này tôi được bố vợ chỉ dạy và truyền nghề. Trong suốt hơn 3 thập kỉ qua, nhiều thời điểm, hàng bán ra không có ai mua nhưng tôi chưa khi nào có ý định bỏ nghề. Gia đình tôi sản xuất quanh năm bận rộn nhất là dịp Tết Trung thu. May mà vài năm trở lại đây, mặt nạ giấy bồi lại nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng nên thu nhập của gia đình tôi mới ổn định đôi chút".

Ông Hòa cho biết, để làm ra một chiếc mặt nạ giấy bồi không hề đơn giản. Ngoài công đoạn bồi giấy vào khuôn, quét hồ để xếp từng lượt giấy chồng lên nhau với đồ dày vừa phải thì phải đợi ngày nắng to để mang hàng ra phơi. "Cứ trời nắng, tôi lại tranh thủ mang hàng ra phơi rồi mới sơn lên được. Bởi không cẩn thận, sơn không bám vào giấy, mặt nạ lem nhem, không bán cho ai được. Sau khi sơn xong, các sản phẩm tiếp tục mang đi phơi thêm một lượt nữa rồi mới bán được. Giá bán buôn lẻ là 40 - 50.000 đồng/cái, bán buôn là 25 - 30.000 đồng/chiếc", ông Hòa chia sẻ thêm.

Gặp người làm mặt nạ bồi giữa lòng phố cổ - 1

Trong căn nhà rộng chừng hơn 10 m2, hàng ngày vợ chồng ông Hòa (Hàng Than, Hoàn Kiếm) vẫn miệt mài sản xuất những chiếc mặt nạ giấy bồi phục vụ các em nhỏ dịp Tết Trung thu.

Gặp người làm mặt nạ bồi giữa lòng phố cổ - 2

Để làm ra một chiếc mặt nạ giấy bồi phải trải qua khá nhiều công đoạn như chọn giấy trắng A4...

Gặp người làm mặt nạ bồi giữa lòng phố cổ - 3

... tiếp đến là xé giấy ra từng miếng nhỏ...

Gặp người làm mặt nạ bồi giữa lòng phố cổ - 4

... và bôi hồ rồi dán vào những chiếc khuôn đá do ông tự thiết kế.

Gặp người làm mặt nạ bồi giữa lòng phố cổ - 5

Mỗi chiếc mặt nạ như thế này được ông Hòa sản xuất trong khoảng thời gian từ 5 - 10 phút.

Gặp người làm mặt nạ bồi giữa lòng phố cổ - 6

Sau khi hoàn thiện, những sản phẩm này sẽ được xếp vào một góc chờ trời nắng để mang ra phơi.

Gặp người làm mặt nạ bồi giữa lòng phố cổ - 7

Do xưởng sản xuất chật hẹp nên không gian phía trước nhà được tận dụng triệt dể.

Gặp người làm mặt nạ bồi giữa lòng phố cổ - 8

Sau khi phủ lớp sơn đầu tiên, những chiếc mặt nạ tiếp tục được phơi ra nắng trước khi bước vào công đoạn trang trí.

Gặp người làm mặt nạ bồi giữa lòng phố cổ - 9

"Để những chiếc mặt nạ bóng, bền, đẹp; các sản phẩm này được phơi dưới trời nắng là tốt nhất", ông Hòa chia sẻ

Gặp người làm mặt nạ bồi giữa lòng phố cổ - 10

Những chiếc mặt nạ đang tô màu dang dở được phơi la liệt phía trước cửa ra vào.

Gặp người làm mặt nạ bồi giữa lòng phố cổ - 11

Trung bình mỗi năm gia đình ông sản xuất khoảng 3.000 - 4.000 chiếc mặt nạ tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường.

Gặp người làm mặt nạ bồi giữa lòng phố cổ - 12

Chiếc mặt nạ hình Tôn Ngộ Không trong tác phẩm Tây Du Ký đang được ông Hòa hoàn thiện.

Gặp người làm mặt nạ bồi giữa lòng phố cổ - 13

Đây cũng là một trong những mặt hàng được các em nhỏ lựa chọn nhiều nhất.

Gặp người làm mặt nạ bồi giữa lòng phố cổ - 14

Bé Ngọc Hiển, 11 tuổi (Đống Đa, Hà Nội) thích thú tìm tòi và học hỏi về mặt nạ giấy bồi tại nhà nghệ nhân Hòa.

Gặp người làm mặt nạ bồi giữa lòng phố cổ - 15

Bên cạnh việc giao hàng cho khách, hàng ngày, bà Đặng Thị Lan (vợ ông Hòa) cũng phụ giúp chồng làm nghề.

Gặp người làm mặt nạ bồi giữa lòng phố cổ - 16

Những chiếc mặt nạ hình đầu trâu đã hoàn thiện chuẩn bị được giao cho khách hàng.

Gặp người làm mặt nạ bồi giữa lòng phố cổ - 17

Nam Nguyễn
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tết Trung Thu