Ngậm ngùi phận nữ chèo đò tại chùa Hương

Ngày 01/03/2014 10:10 AM (GMT+7)

'Đi chèo đò từ sáng sớm, khi trở về trời đã tối mịt. Nhiều hôm về nhà con cái đã đi ngủ hết, một mình lủi thủi ăn cơm và dọn dẹp nhà cửa. Nhiều lúc tôi cảm thấy rất chạnh lòng...', chị Vân ngậm ngùi chia sẻ.

Cách trung tâm huyện Mỹ Đức chừng 2 cây số là khu vực bến Đục - nằm trong khu du lịch sinh thái Chùa Hương (Hà Nội). Nơi đây có rất nhiều phụ nữ mưu sinh bằng nghề chèo thuyền đưa khách đi tham quan và lễ phật . Để gắn bó với những con thuyền này, nhiều người đã phải để con cho ông, bà nuôi dưỡng, hàng ngày vào bến thuyền chở khách, kiếm tiền nuôi sống gia đình...

Bàn tay chai sạn, gương mặt đen sạm vì nắng gió, chị Nguyễn Thị Vân (Mỹ Đức, Hà Nội) chia sẻ chị vào đây làm đã được 2 năm. Trước ở nhà chị làm ruộng nhưng thu nhập cũng không đủ để nuôi bố mẹ già và ba đứa con ăn học nên chị xin vào chèo đò tại khu vực chùa Hương. "Một năm có 3 tháng xuân mới là mùa làm ăn của chị em chúng tôi, chứ vài tháng trước tết, khách tham quan và hành hương ít nên thu nhập không đều. Chồng tôi đi làm phụ hồ cho các công trình trong trung tâm thành phố. Ba đứa con tôi đành để lại cho ông bà nội chăm sóc. Sáng đi sớm, khi trở về trời đã tối mịt. Nhiều hôm về đến nơi, con cái đã đi ngủ hết, một mình lủi thủi ăn cơm và dọn dẹp nhà cửa. Nhiều lúc tôi cảm thấy rất chạnh lòng...", chị Vân ngậm ngùi chia sẻ.

Không chỉ riêng chị Vân mà những người phụ nữ khác chèo thuyền ở bến Đục này đều có hoàn cảnh rất khó khăn. Như chị Lê Thị Hoa (Mỹ Đức, Hà Nội) vừa chèo đò vừa nuôi hai đứa con ăn học. Chúng tôi gặp chị Hoa vào thời điểm chị đang loay hoay đưa thuyền vào bến khi khách vừa kết thúc chuyến tham quan. Chị Hoa cho biết, chồng chị mất cách đây 2 năm do căn bệnh ung thư quái ác. Mọi gánh nặng trong gia đình dồn hết lên đôi vai gầy guộc của chị. Thu nhập quá bấp bênh khiến cả hai đứa con của chị có nguy cơ bỏ học vì không có tiền trả học phí. 

Không chỉ thu nhập bấp bênh, nghề chèo đò cũng khá vất vả đối với phụ nữ chân yếu tay mềm. Chị Nguyễn Thị Lan, người có thâm niên chèo đò gần 7 năm tại chùa Hương cho biết: "Những hôm ngược gió, chèo khách xong người mệt nhoài, hai tay đau nhức nhưng nhiều năm gắn bó với con đò, với nghề đưa rước nên thành quen".

Ngậm ngùi phận nữ chèo đò tại chùa Hương - 1

Những người phụ nữ đang gồng mình chèo đò chở khách tại khu vực Suối Yến (Mỹ Đức, Hà Nội).

Ngậm ngùi phận nữ chèo đò tại chùa Hương - 2

Trung bình mỗi thuyền có thể chở từ 3 - 20 khách...

Ngậm ngùi phận nữ chèo đò tại chùa Hương - 3

... và thu nhập từ 100 - 150 nghìn đồng mỗi ngày.

Ngậm ngùi phận nữ chèo đò tại chùa Hương - 4

Mỗi người phụ nữ chèo đò có một thân phận, hoàn cảnh khác nhau.

Ngậm ngùi phận nữ chèo đò tại chùa Hương - 5

Nhiều chuyến đò đông khách sẽ cần tới sự hỗ trợ của một "lái phụ".

Ngậm ngùi phận nữ chèo đò tại chùa Hương - 6

Không chỉ chở khách, nhiều chuyến đò khác còn chất đầy hàng hóa, vận chuyển lên khu vực chùa Thiên Trù và động Hương Tích để phục vụ du khách.

Ngậm ngùi phận nữ chèo đò tại chùa Hương - 7

Ngậm ngùi phận nữ chèo đò tại chùa Hương - 8

Một số chị em khác làm nghề bán tạp hóa trên sông với đầy đủ kẹo, thuốc, nước, hoa quả,...

Ngậm ngùi phận nữ chèo đò tại chùa Hương - 9

Ngậm ngùi phận nữ chèo đò tại chùa Hương - 10

Giấc ngủ vội vã của một người chèo thuyền tại Chùa Hương.

Nam Nguyễn
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan