Những “cơn địa chấn” vắc-xin hoang mang dư luận

Ngày 11/05/2013 21:17 PM (GMT+7)

Trong khi chưa kịp hoàn hồn bởi những ca tử vong do vắc xin thì dư luận lại được một phen chấn động trước sự việc một Trung tâm y tế để xảy ra tiêm thiếu vắc-xin.

Viện vệ sinh dịch tễ Trung Ương tiêm vắc xin quá đát

Theo phản ảnh của chị Lê Thị Quỳnh Trang (tập thể Thông tấn xã VN, phố Bùi Ngọc Dương, Hà Nội), ngày 7-2 sau khi tiêm phòng dịch vụ cho con gái Đinh Hà Phương (2 tuổi rưỡi) liều văcxin Tetraxim (mũi nhắc lại cho trẻ trên 2 tuổi) tại trung tâm tiêm phòng của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương.

Những “cơn địa chấn” vắc-xin hoang mang dư luận - 1

Vỏ hộp của liều văcxin Tetraxim mà chị Trang giữ lại có phần phụ chú rất rõ ràng của nhà nhập khẩu: Ngày sản xuất: 2-4-2009, hạn sử dụng: 1-2-2012

Nhưng sau khi tiêm xong, chị cầm vỏ hộp thuốc lên xem mới tá hỏa: con chị vừa được tiêm thuốc đã hết hạn. Trên bao bì của ống tiêm vắc xin tiêm cho cháu bé lại ghi rõ ngày sản xuất là 2/4/2009 và hạn sử dụng đến ngày 1/2/2012, nghĩa là đã quá hạn sử dụng 7 ngày khi tiêm cho cháu bé.

Ngay lập tức, chị đã thông tin lại với bộ phận dịch vụ của phòng tiêm nhưng được một bác sĩ tại đây khẳng định: “Thuốc đã hết hạn nhưng vẫn có thể sử dụng sau đó 1-2 tháng là chuyện... bình thường”.

Chị Trang không chấp nhận lời giải thích đó vì cho rằng thuốc đã hết hạn sao lại coi là vẫn tiêm được bình thường? Tại sao y tá và bác sĩ lại không nói gì với tôi trước khi tiêm? Giờ thuốc đã vào con tôi rồi, chẳng may nếu sau này con tôi bị làm sao thì ai chịu trách nhiệm?

Sau khi sự việc trên xảy ra đến chiều 9/2, Ông Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ TƯ cho biết thêm đã có tới 5 trẻ tiêm loại vắc xin hết hạn sử dụng từ mùng 1/2 - 7/2 như trường hợp bé Hà Phương gái con chị Quỳnh Trang. Thật may là sau đó những cháu bé bị tiêm nhầm vắc xin đã không gặp phải biến chứng hay tai biến nào đáng ngại tới sức khỏe.

9 trẻ chết, Bộ Y tế mới ngừng dùng vắc xin Quinvaxem

Trong thời gian qua Việt Nam liên tiếp ghi nhận các ca phản ứng nặng sau tiêm vắc xin này. Số trường hợp phản ứng sau tiêm nặng xảy ra trong năm 2011 được ghi nhận là 10 (4 trường hợp có thể liên quan đến tiêm chủng, không có tử vong) và năm 2012 là 13 (4 trường hợp bệnh và 1 tử vong có thể liên quan đến tiêm chủng). Từ đầu năm 2013 liên tiếp xảy ra các vụ tai biến liên quan đến vắc xin này tại Nghệ An, Lâm Đồng, Hải Dương...

Những “cơn địa chấn” vắc-xin hoang mang dư luận - 2

Việt Nam ngừng sử dụng vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem (Ảnh minh họa)

Sau một trẻ ở Lâm Đồng tử vong ngày 15/3 sau khi tiêm vắc-xin Quinvaxem (vắc-xin của chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia) thì ngày 27/3, tại Hải Dương, lại có thêm một trẻ tử vong 2 ngày sau khi tiêm vắc-xin này.

Trả lời về nguyên nhân gây tử vong, đại diện Bộ Y tế và đại diện của Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia đều cho rằng: Chưa tìm thấy bằng chứng về sự liên quan của vaccine... Bộ Y tế đã đề nghị Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tái kiểm định toàn diện loại vaccine này và kết quả là vaccine vẫn đảm bảo an toàn. Dựa trên kết quả đó, Bộ Y tế lại cho phép sử dụng vaccine này. Nhưng ngày 4.5, Bộ Y tế phát lệnh tạm dừng sử dụng vaccine Quinvaxem có thể coi là quyết định bất ngờ và không rõ lý do.

Theo văn bản khẩn Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế các ngành, Ban quản lý dự án tiêm chủng mở rộng và các Trung tâm y tế dự phòng... phải tạm ngừng ngay việc sử dụng vắc-xin Quinvaxem trong dự án tiêm chủng mở rộng (vắc-xin phối hợp 5 thành phần DTwP-HepB-Hib dạng lỏng), SĐK: QLVX-0604-12 do Công ty Berna Biotech Korea Corporation (BBKC) sản xuất.

Tin đồn 'rút bớt' vắc xin có từ năm 2012

Trên thực tế, tin đồn về hành động tương tự đã diễn ra trên mạng từ tháng 6 năm 2012. Theo đó, từ tháng 6/2012, trên các mạng xã hội đã lan truyền thông tin cảnh báo hiện tượng ăn gian tiêm vắc xin cho trẻ ở điểm tiêm chủng 70 Nguyễn Chí Thanh của Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội. 

Theo đó, thông tin được đăng tải trên trên trang webtretho ngày 10/6 bởi nick name Mooo viết: “Hôm qua, 3/6 mình đưa con gái đi tiêm phòng ở 70 Nguyễn Chí Thanh thấy hiện tượng: Y tá tiêm mũi 5 trong 1 chọc kim tiêm vào em bé nhưng không bơm thuốc, và rút ra ngay, sau đó cất lại thuốc đó vào 1 cái hộp để trên bàn chứ không vứt xuống chỗ đựng ống kim tiêm đã dùng rồi, nếu bố mẹ cứ lo dỗ con khỏi... khóc thì không thể phát hiện ra được, chỉ người ngoài đứng chờ để ý mới thấy vì “nó” làm rất nhanh, nhanh hơn thằng móc túi ngoài đường, đúng là trắng trợn, vô lương tâm. Mình đã rất tức, gào lên nhưng lúc đó không túm ngay tay nó lại vì lúc đó mất bình tĩnh, những người chờ tiêm chưa hiểu mình gào lên vì điều gì thì bọn ghi sổ đã lại trấn an mình, gọi mình đi nơi khác nói chuyện để lấp liếm”.

Những “cơn địa chấn” vắc-xin hoang mang dư luận - 3

Những thông tin tố nhân viên tiêm phòng ăn bớt vắc xin, dùng lại kim tiêm... từng sôi sục trên nhiều diễn đàn và mạng xã hội

Thành viên Mẹ Vy cũng đưa ra một thông tin rất đáng quan tâm, đó là việc nhân viên y tế dùng thuốc có sẵn trong kim tiêm để tiêm cho khách: “Em tiêm ở Nguyễn Chí Thanh 2 lần rồi, chả lần nào thấy họ làm đủ quy trình. Đầu tiên là đăng kí nộp tiền. Sau đó ngồi chờ đến lượt mình. Nghe y tá gọi đến tên mình rồi vào tiêm. Thuốc họ đã đong sẵn vào bơm kim tiêm, em ngồi vào vén tay lên họ chích vào 1 phát là xong luôn, mặt mũi lạnh tanh không nói câu nào. Từ lúc em vào tiêm đến lúc ra chỉ vài giây thôi. 2 lần em tiêm đều như thế cả. Tiêm xong mà em cứ lo ngay ngáy không biết họ có tiêm nhầm thuốc cho mình không, thuốc có còn HSD không vì mọi thứ cứ ào ào và tù mù kiểu gì ấy”.

Nhiều thành viên khác cũng dẫn chứng về việc khi đến tiêm, thuốc đã được bơm sẵn trong kim tiêm và khi xin vỏ thuốc thì bị từ chối."Mình cũng đưa con đến tiêm ở đó mấy lần nên thấy giống như trường hợp thứ 2 hơn. Đứng nộp tiền, ghi sổ xong quay ra bàn tiêm là đã thấy thuốc trong ống tiêm rồi. Hỏi xin mang vỏ thuốc về thì bảo nguyên tắc phải để lại??" - Thành viên mimichan cũng “tố giác”.

Y tá rút bớt vắc xin trẻ em ở 70 Nguyễn Chí Thanh

Ngày 19/4, anh Dương Kiều Lam, bố của cháu Dương Kiều Phong (sinh 4/12/2012), ở Vĩnh Phúc đưa con đi tiêm vắc Pentaxim (vắc xin 5 trong 1 loại vô bào) mũi 3 với giá 635.000 đồng/mũi tại địa chỉ 70 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội. Anh Lam phát hiện thấy nhân viên y tế tiêm cho con mình là chị Bùi Thị Phương Hoa chỉ bơm và tiêm 0,2ml vắc xin, trong khi liều vắc xin là 0,5ml. Lọ vắc xin còn thừa được nhân viên này để lại trong hộp catton trên bàn.

Ngay sau khi vụ việc này được đưa lên mặt báo, dư luận đã rất bức xúc. Y tá Bùi Thị Phương Hoa, người trực tiếp tiêm thuốc cho cháu Dương Kiều Phong, con trai của anh Dương Thái Lam nhận mình đã có sai sót về chuyên môn. Lý do y tá này đưa ra là đang có chuyện bất ổn từ phía gia đình làm ảnh hưởng đến việc tiêm thuốc.

Những “cơn địa chấn” vắc-xin hoang mang dư luận - 4

Hành động "ăn bớt vắc xin" đã bị anh Dương Thanh Lam tố cáo

Chiều ngày 9/5, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Việt Cường và Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Nguyễn Nhật Cảm đã có buổi làm việc với báo chí về sự việc trên.

Về phía Trung tâm y tế dự phòng, ông Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc trung tâm y tế dự phòng Hà Nội, hợp tác với báo chí khi cung cấp toàn bộ thông tin vụ việc một cách minh bạch. Ngoài việc nhận trách nhiệm, ngay khi sự việc xảy ra, ông Cảm đã tạm đình chỉ công tác đối với y tá Hoa, đồng thời cử bác sĩ theo dõi sức khỏe của cháu bé Dương Kiều Phong và hoàn trả toàn bộ chi phí tiêm cho anh Dương Thái Lam.

Ông Nguyễn Việt Cường – Chánh thanh tra Sở Y tế cho biết đã giao cho Giám đốc trung tâm y tế dự phòng Hà Nội giải quyết và thực hiện đúng như cam kết với gia đình cháu Phong, đồng thời đề nghị kiểm tra, giám sát đối với phòng khám tiêm chủng 70 Nguyễn Chí Thanh, đảm bảo đúng theo quy định.

Ngày 10/5, Thường trực Thành ủy HN ra công văn yêu cầu xử lý nghiêm những cá nhân liên quan đến vụ "ăn bớt" vắc xin tại Trung tâm Y tế dự phòng HN (số 70, đường Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa).

Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin hot