Những đại dịch nguy hiểm nhất thế kỷ 21

Ngày 14/05/2014 23:38 PM (GMT+7)

Những căn bệnh nguy hiểm chết người đang xuất hiện nhiều và ngày càng lan nhanh trên khắp thế giới.

1. Dịch sởi

Dịch sởi trong những năm gần đây vẫn tái bùng phát, thậm chí còn diễn biến phức tạp hơn mặc dù khoa học kĩ thuật phát triển, vắc xin ngừa bệnh sởi đã ra đời từ rất lâu.

Vắc xin chống sởi MMR ra đời năm 1988 đã giúp thế giới ngăn ngừa bệnh sởi. Tuy nhiên, trong nhiều năm sau đó, người ta vẫn nghi ngờ về công hiệu của loại vắc xin này đối với trẻ em. Điều này đồng nghĩa với tình trạng các bậc phụ huynh e ngại và không đưa con em đi tiêm phòng sởi. Đó chính là lý do chủ yếu khiến đại dịch sởi nhiều lần bùng phát trên thế giới.

Sởi là bệnh truyền nhiễm qua hô hấp do một loại virus gây ra với các triệu chứng giống cúm như ho, sổ mũi, sốt. Ở giai đoạn cuối, đặc trưng của người bị sởi là nổi ban xuất hiện tuần tự từ cổ, mặt, ngực, thân, chân tay kèm theo sốt cao. Trẻ em, bà mẹ có thai và những người hệ miễn dịch yếu có nguy cơ nhiễm virus cao nhất.

Trên thế giới, bệnh sởi đang bùng phát mạnh mẽ ở nhiều quốc gia. Tại Mỹ, các quan chức y tế của Trung tâm kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh cho biết, theo ghi nhận từ đầu năm 2014 đến nay, đã có 129 ca nhiễm sởi ở 13 bang ở Mỹ. Số ca mắc sởi được cho là cao nhất kể từ năm 1996. 

Bộ Y tế Philippines đã công bố dịch sởi trên toàn quốc trong bối cảnh dịch sởi bùng phát tại một số khu vực ở Manila - vùng đô thị đông dân nhất tại Philippines khiến 23 người tử vong. Dịch sởi ở Philippines bùng phát mạnh từ đầu tháng Một đến ngày 15/2 với 3.400 ca mắc bệnh. Tính đến nay, Philippines đã ghi nhận 2.000 ca nhiễm sởi và 69 trường hợp tử vong.

Tại Việt Nam, sau ba năm không có dịch, từ cuối năm 2013, một số trường hợp mắc bệnh sởi đã được ghi nhận và trong vòng 2 tháng trở lại đây, dịch sởi có dấu hiệu quay trở lại mạnh mẽ với những diễn biến hết sức phức tạp, biến chứng nhanh đặc biệt là ở các bệnh nhi. 

Tích lũy từ đầu năm 2014 đến nay cả nước ghi nhận 4.395 trường hợp mắc sởi xác định trong số 18.604 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 62/63 tỉnh, thành phố.

Những đại dịch nguy hiểm nhất thế kỷ 21 - 1

Bệnh nhi điều trị sởi tại BV Đống Đa, Hà Nội

Cục Y tế dự phòng cũng cho biết thêm, tỷ lệ tiêm vét vắc xin sởi trên phạm vi toàn quốc ngày 12/5 đạt 93,5%, tăng 0,3% so với ngày 11/5. 35 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ tiêm vét vắc xin sởi cao trên 95% nhưng vẫn còn 4 tỉnh có tỷ lệ tiêm dưới 80% là Bình Định, Bình Phước, Gia Lai và Điện Biên.

Cục Y tế dự phòng cũng cho biết thêm, tỷ lệ tiêm vét vắc xin sởi trên phạm vi toàn quốc ngày 12/5 đạt 93,5%, tăng 0,3% so với ngày 11/5. 35 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ tiêm vét vắc xin sởi cao trên 95% nhưng vẫn còn 4 tỉnh có tỷ lệ tiêm dưới 80% là Bình Định, Bình Phước, Gia Lai và Điện Biên.

2. Dịch SARS

SARS là chữ viết tắt của Hội chứng hô hấp cấp nặng, được gây ra bởi coronavirus SARS. Lần đầu tiên virus này nhiễm vào cơ thể người là vào cuối năm 2002 ở Trung Quốc. Corona virus SARS bắt nguồn từ Trung Quốc vào năm 2002, 2 tuanafn sau đó, nó bắt đầu lan sang Hồng Công (Trung Quốc) và sau đó chủ yếu lây lan ở Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Toronto (Canađa) và khoảng 35 nước khác trên thế giới.

SARS lây lan khắp châu Á năm 2003 khiến 8.273 người nhiễm bệnh và hơn 800 người trong số đó đã tử vong. Tỷ lệ tử vong của căn bệnh này đã lên tới 15% số ca bệnh, chủ yếu tập trung ở Trung Quốc đại lục và Hong Kong.

Những đại dịch nguy hiểm nhất thế kỷ 21 - 2

Nguyên nhân lây bệnh là do virut SARS (SARS coronavirus, viết tắt SARS-CoV), một loại virut mới.

Hầu hết các bệnh nhân bị nhiễm coronavirus SARS đều phát triển bệnh viêm phổi. Virus lây lan qua sự tiếp xúc giữa người bị bệnh với người không bị bệnh. Việc truyền nhiễm được cho là qua chất dịch của bệnh nhân (đờm, nước mũi, nước bọt...) từ việc người bệnh ho hoặc hắt hơi. Bệnh cũng có thể lây lan khi chạm vào những vật dính chất dịch đó. SARS cũng có thể lây lan rộng hơn trong không khí.

3. Dịch MERS

Hội chứng viêm đường hô hấp ở Trung Đông (MERS) là một bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus. Tác nhân gây bệnh là virus thuộc nhóm coronavirus (CoV) được mô tả lần đầu tiên vào tháng 9 năm 2012 tại Saudi Arabia và được gọi là virus Corona gây hội chứng viêm đường hô hấp ở Trung Đông (MERS-CoV).

Những đại dịch nguy hiểm nhất thế kỷ 21 - 3

Hội chứng hô hấp cấp MERS nguy hiểm hơn SARS (Ảnh minh họa)

Tính từ đầu năm đến nay, tại Saudi Arabia đã có 499 trường hợp nhiễm bệnh và 126 trường hợp tử vong, chiếm khoảng 80% tổng số ca nhiễm MERS trên toàn cầu. Điều đáng lo ngại là những con số này vẫn đang không ngừng tăng lên.

Ngoài Saudi Arabia, MERS cũng xuất hiện tại hơn 12 quốc gia khác, chủ yếu ở khu vực Trung Đông trong đó có U.A.E, Jordan, Ai cập, Lebanon và cả Mỹ. Đó hầu hết là du khách trở về từ Ả Rập Xê Út hay làm việc tại đất nước này, thường là nhân viên y tế.

MERS là hiểm họa sức khỏe mới nhất thu hút sự chú ý sự chú ý của các nước trên thế giới. WHO đã nâng MERS lên mức báo động nguy hiểm. Hiện vẫn chưa có công bố chính thức khẳng định rõ nguồn gốc của virus MERS từ đâu. Ban đầu virus MERS được cho là lây từ động vật (dơi) sang người. Tuy nhiên, gần đây Tổ chức Y tế Thế giới thông tin, một nghiên cứu của các nhà khoa học cho rằng ổ chứa MERS-CoV có thể từ lạc đà (loài vật nuôi khá phổ biến ở Saudi Arabia và các quốc gia vùng Trung Đông) khi một vài bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với lạc đà hoặc uống sữa lạc đà tươi.

Các chuyên gia cho rằng tuy giống SARS là lây nhiễm từ động vật sang người và có cùng biểu hiện cúm, nhưng MERS có điểm khác là gây suy thận Người mắc virus corona có biểu hiện: sốt, ho, khó thở, đau mỏi toàn thân và đi ngoài... Những biểu hiện không khác mấy so với cúm mùa thông thường, khiến nhiều người tỏ ra chủ quan. Theo các chuyên gia y tế, MERS lại nguy hiểm hơn vì chưa có vaccine hay phác đồ điều trị đặc hiệu.

4. Dịch cúm gia cầm H5N1, H1N1

Năm 2004, dịch cúm gia cầm (cúm H5N1) gây thiệt hại nghiêm trọng ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt ở châu Á. Từ tháng 12/2003 đến tháng 5/2009, đã có 258 người tử vong trong số 423 ca nhiễm H5N1 tại 15 nước, chủ yếu ở châu Á.

Điều đáng lo ngại là khả năng virut H5N1 có thể đã biến đổi, tạo khả năng lây từ người sang người sau khi 7 người trong một gia đình ở Indonesia bị nhiễm virut và 6 người trong số đó đã tử vong. Đến năm 2005, dịch cúm gia cầm bùng phát mạnh và lan rộng khắp các châu lục.

Cúm A/H1N1, ban đầu có tên là “cúm lợn”, được phát hiện đầu tiên ở Mexico vào tháng 4 và nhanh chóng lây lan mạnh khiến chỉ 2 tháng sau đó và là lần đầu tiên trong 41 năm qua, WHO phải tuyên bố về một đại dịch trên quy mô toàn cầu.

Tính đến cuối tháng 11 năm nay, dịch bệnh này đã xuất hiện tại 206 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với khoảng 504.000 người nhiễm virút cúm A/H1N1. Trong số này, ít nhất 10.192 người đã tử vong.

5. Bệnh lao 

Căn bệnh cuối cùng được thế giới cảnh báo là bệnh lao. Đây có lẽ là một trong những sát thủ luôn đồng hành cùng với HIV/AIDS. Ước tính hàng năm có tới 1,5 triệu người trên thế giới bị chết vì nhiễm lao. Các phương pháp chống nhiễm khuẩn vẫn còn song rất nhiều bệnh nhân không tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị. Lao là một vấn đề mà WHO lo ngại, bởi hiện nay đã có sự gia tăng của vi khuẩn lao có khả năng kháng thuốc cao. 

Quả thực, bệnh dịch vẫn luôn là mối đe dọa đối với con người từ xưa đến nay. Cùng với sự phát triển của y học hiện đại, nhiều căn bệnh nguy hiểm đã được giải quyết, song cũng còn không ít những vấn đề nan giải. 

Những cảnh báo mà WHO đưa ra là tiếng chuông cảnh tỉnh con người hãy cùng nhau chung sức chiến đấu chống lại các dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe và gìn giữ tương lai của toàn nhân loại. 

Hà Anh (T.H)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan