PGS Trần Văn Thuấn 'bật mí' cách để không mắc bệnh ung thư

Ngày 09/12/2015 00:09 AM (GMT+7)

Từ bỏ thuốc lá, có chế độ dinh dưỡng an toàn, hợp lý cùng với việc khám sức khỏe theo định kỳ sẽ giúp bạn phòng và tránh được căn bệnh mang tên ung thư.

Ung thư đang là căn bệnh “giết người” đứng thứ 2, chỉ sau bệnh tim mạch. Tuy nhiên, khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra hầu hết các căn bệnh ung thư hiện nay mà chỉ xác định được các yếu tố nguy cơ. Bởi vậy, việc trang bị những kiến thức phòng bệnh ung thư là vô cùng quan trọng.

Nhằm giúp độc giả phòng, chống căn bệnh nguy hiểm này, chúng tôi đăng tải loạt bài viết về các căn bệnh ung thư hiện đang có nhiều người mắc nhất hiện nay. Mời quý độc giả đón đọc.

>> Ăn mặn có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày

>> Nơi bệnh nhân ung thư chỉ cần giảm đau, không mong khỏi bệnh

>> Ung thư phổi gia tăng, số người mắc bệnh ngày càng trẻ hóa

>> Ung thư không có nghĩa là “bản án tử hình”

>> 'Không phải cứ ăn thực phẩm bẩn là mắc ngay bệnh ung thư'

>> Việt Nam đứng top 2 thế giới về tỷ lệ mắc bệnh ung thư

>> Phụ nữ trình độ cao, nguy cơ ung thư cổ tử cung lớn

Hiện nay tình hình mắc bệnh ung thư trên thế giới và ở Việt Nam đang khiến không ít người phải “giật mình”. Tuy đây là căn bệnh nguy hiểm, nhưng theo các chuyên gia thì ung thư hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm.

Không những vậy, đây là căn bệnh có thể phòng tránh được. Vậy làm sao để có thể không mắc bệnh ung thư? Làm sao để phát hiện sớm căn bệnh này?..., phóng viên đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Văn Thuấn – Phó giám đốc Bệnh viện K Trung ương, Viện trưởng Viện nghiên cứu và phòng chống ung thư Quốc gia.

- Thưa ông! Bệnh viện K Trung ương là bệnh viện tuyến cuối về khám cũng như điều trị bệnh ung thư. Vậy ông có thể cho biết hiện nay mỗi ngày có bao nhiều người đến khám và phát hiện ra bệnh ung thư?

- Bệnh viện K Trung ương mỗi ngày có khoảng hơn 1.000 bệnh nhân đến khám ngoại trú và khoảng 4.000-5.000 bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện. Trong số những người đến khám, có thể chia thành 2 đối tượng chính. Đó là những người mới đến khám và chưa biết mình có bệnh hay không. Số còn lại là những người đã biết mình mắc bệnh và đến tái khám.

Để có con số chính xác thì chúng tôi cần phải có những thống kê cụ thể, nhưng tính trung bình mỗi ngày Bệnh viện K Trung ương có khoảng 30-50 bệnh nhân mới vào viện để điều trị.

PGS Trần Văn Thuấn bật mí cách để không mắc bệnh ung thư - 1

Bệnh nhân phát hiện ung thư càng muộn thì chi phí điều trị càng cao.

- Hiện nay, rất nhiều người lo ngại khi mắc bệnh sẽ phải gánh một chi phí điều trị khổng lồ, vậy chi phí khi điều trị bệnh ung thư là bao nhiêu?

- Chi phí điều trị bệnh ung thư còn phải tùy thuộc vào từng loại bệnh, từng giai đoạn phát hiện bệnh cũng như là việc lựa chọn phương pháp điều trị nào. Tuy nhiên, theo thống kê của chúng tôi, chỉ tính riêng 6 căn bệnh ung thư nhiều người mắc nhất hiện nay, thì chi phí để điều chị đã chiếm khoảng 0,22 GDP của cả nước.

Lý do là vì, đã số bệnh nhân đến điều trị ở giai đoạn muộn, nên thời gian điều trị sẽ rất dài và chi phí điều trị cao hơn rất nhiều.

- Hiện nay hiệu quả trong việc điều trị các bệnh ung thư là như thế nào?

- Hiện tại, ở những nước phát triển con người đã đẩy lùi được trên 80% bệnh ung thư. Nghĩa là, chúng ta đã chữa khỏi được trên 80% bệnh ung thư nhờ chẩn đoán, phát hiện sớm và điều trị.

Còn ở Việt Nam, theo thống kê của chúng tôi có đến 70% bệnh nhân ung thư đến khám và điều trị khi đã ở giai đoạn muộn. Như vậy, hiệu quả điều trị sẽ không được như mong muốn, bởi riêng đối với bệnh ung thư việc phát hiện và điều trị càng sớm thì hiệu quả điều trị càng cao.

- Vậy để phòng chống được ung thư thì người dân cần phải làm gì?

- Để phòng chống được ung thư, điều đầu tiên là mỗi người dân và cả cộng đồng hãy từ bỏ thuốc lá. Các nghiên cứu đã chứng minh, thuốc lá là nguyên nhân gây nên 30% bệnh ung thư ở người, điển hình như ung thư phổi, ung thứ vú, ung thư vòm họng…

PGS Trần Văn Thuấn bật mí cách để không mắc bệnh ung thư - 2

Thuốc lá đang là nguyên nhân gây nên 30% các bệnh ung thư ở người.

Thứ hai là mọi người cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp ý và an toàn. Bởi trong chế độ ăn có quá nhiều chất béo, đặc biệt là mỡ động vật nhưng lại ít chất xơ, hoa quả và lười vận động thì sẽ gây nên một số bệnh ung thư như: ung thư đại tràng, ung thư vú.

Đặc biệt, nếu chúng ta sử dụng thực phẩm có nhiễm chất bảo quản thực vật, nhiễm hóa chất thì nguy cơ càng cao. Thực tế, bản thân thực phẩm không gây ung thư, nhưng các thuốc và một số chất sản sinh ra trong quá trình bảo quản thực phẩm có thể gây ung thư .

Vấn đề thực phẩm không an toàn cũng là nguyên nhân gây ra 30% các loại bệnh ung thư hiện nay.

Ngoài ra, việc nhiễm các loại virus như viêm gan, HPV… cũng có thể gây nên một số căn bệnh ung thư. Bên cạnh đó việc tiếp xúc các loại thuốc trừ sâu, chất đioxin, làm việc trong môi trường có nhiêu tia X… cũng là những yếu tố gây nên bệnh ung thư.

Một vấn đề nữa cũng chiếm tỉ lệ 5-10% số người mắc bệnh ung thư đó là di truyền, điển hình các căn bệnh liên quan đến yếu tố di truyền như: ung thư vú, ung thư máu …

Thứ ba là chúng tôi cũng có lời khuyên tới cộng đồng đó là nên đi khám sức khỏe định kỳ, để phát hiện ung thư sớm, từ đó có hướng điều trị kịp thời. Tôi phải khẳng định lại rằng, ung thư hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng liệu pháp.

Cuối cùng, mọi người nên có một chế độ tập luyện thể dục, thể thao hợp lý để ngăn ngừa bệnh tật, trong đó không chỉ có bệnh ung thư mà nhiều căn bệnh khác như tim mạch.

Lê Phương
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh ung thư