Thực hiện bình đẳng giới còn hạn chế

Ngày 13/07/2013 15:16 PM (GMT+7)

Ngày 28.2, Bộ LĐTBXH và tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã mở diễn đàn Đối thoại chính sách về bình đẳng giới nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế phụ nữ 8.3.

Tại buổi đối thoại, các bên đã bàn thảo nhiều vấn đề liên quan tới việc thực hiện Luật Bình đẳng giới, tăng cường hợp tác giữa các bên và cách thức sử dụng nguồn lực …

Bà Phạm Thị Hải Chuyền – Bộ trưởng Bộ LĐTBXH khẳng định: “Không thể phủ nhận được những bước tiến của Việt Nam trong việc thực hiện quyền bình đẳng giới. Thời gian qua, nhiều chương trình thúc đẩy tiến bộ của phụ nữ, mô hình phòng chống bạo lực; vận động chính sách về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ... của Việt Nam cũng được bạn bè quốc tế ghi nhận. Việt Nam vinh dự là quốc gia xoá bỏ khoảng cách bình đẳng giới nhanh nhất trong khu vực, xếp thứ 43/141 nước trên thế giới”. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt được, công tác thực hiện Luật Bình đẳng giới vẫn còn nhiều hạn chế.

Thực hiện bình đẳng giới còn hạn chế - 1

Ông Nguyễn Đình Cử - Viện Nghiên cứu dân số - ĐH Kinh tế quốc dân cho rằng: “Lâu nay công tác phòng chống bạo lực của chúng ta còn yếu, chúng ta mới chỉ giải quyết sau khi các vụ bạo lực đã xảy ra” (Ảnh minh họa)

Ông Nguyễn Đình Cử - Viện Nghiên cứu dân số - ĐH Kinh tế quốc dân cho rằng: “Lâu nay công tác phòng chống bạo lực của chúng ta còn yếu, chúng ta mới chỉ giải quyết sau khi các vụ bạo lực đã xảy ra”. Ông Phạm Ngọc Tiến- Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới (Bộ LĐTBXH) thừa nhận: “Thực tế thực hiện Luật Bình đẳng giới còn nhiều hạn chế. Vụ cũng chỉ có trách nhiệm quản lý về nhà nước còn vấn đề xử phạt vi phạm bình đẳng giới hoặc bạo lực gia đình thì do Vụ gia đình (Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch) và cơ quan công an xử lý. Hiện Vụ cũng đang tiến hành thống kê, nhưng chưa có số liệu cụ thể”.

Theo Minh Nguyệt (Dân Việt)
Nguồn:

Tin liên quan