Dạy trẻ tránh bị xâm hại tình dục: Có trường bảo dạy "tầm bậy"

Ngày 17/03/2017 09:39 AM (GMT+7)

Tất cả các chương trình học trong nhà trường cho trẻ về giới tính rất sơ sài, không có chương trình chính khóa dạy trẻ kỹ về việc phòng vệ các tình huống nguy hiểm như xâm hại tình dục.

Trẻ em được học gì về giới tính ở trường? 

Theo TS Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, đại học Sư phạm Hà Nội cho biết: "Chương trình học hiện nay không hề dạy gì cho trẻ kỹ năng thoát hiểm. Đây là điều tôi bức xúc bao nhiêu năm nay".

Bà Thu Hương cho biết, dường như cha mẹ chỉ chú trọng con học chữ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thì nghĩ chương trình học đã đủ nên từ năm 2008 chương trình vẫn không thay đổi. Có một điều được ghi nhận là hiện nay trong nhà trường đã bắt đầu có hoạt động ngoại khóa, làm chuyên đề hoặc có nhắc một phần nhỏ giáo dục giới tính trong tiết học.

"Tuy nhiên, chỉ đến lớp 4, 5 mới được nhắc đến còn độ tuổi học sinh từ lớp 1 đến lớp 3 không được học gì. Trong khi đó, giáo dục giới tính, kỹ năng thoát hiểm trẻ cần được học từ năm 3 tuổi", TS Hương cho biết. 

Dạy trẻ tránh bị xâm hại tình dục: Có trường bảo dạy amp;#34;tầm bậyamp;#34; - 1

Sách dạy kỹ năng sống dành cho học sinh lớp 1.

Có thể lấy dẫn chứng như sách dạy kỹ năng sống dành cho lớp 1. Có rất nhiều chủ đề được đưa ra như tập trung học tốt, nề nếp ở trường, vệ sinh hàng ngày, tự tin giao tiếp... nhưng lại không có bài hướng dẫn các em phải làm gì khi gặp người xấu xâm hại.

Việc dạy trẻ bảo vệ bản thân cần phải được diễn ra liên tục và nhắc lại ở các cấp. Bắt đầu từ cấp mầm non phải dạy các em không cho ai đụng vào khu vực đồ lót, không cho ai bế, không theo người lạ... Lên đầu cấp 1 phải dạy các em về giới tính, cơ quan sinh dục và lớp 6 phải dạy các em về xâm hại để các em tìm cách thoát ra chứ không phải đợi đến khi các em lớn thì đã quá muộn", TS Hương nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, cô Nguyễn Thị Thu Huệ, hiệu trưởng trường mầm non tư thục Baby, quận 11, TP.HCM bày tỏ, trong chương trình dạy của học sinh khối mầm non không đề cập đến vấn đề phòng tránh xâm hại tình dục. Do vậy, tùy từng trường sẽ có hoặc không các phương pháp tiếp cận. Như trường của cô Huệ sẽ cho học sinh nam nữ thay đồ ở phòng riêng, hướng dẫn các em thay áo mặc áo, thay quần mặc quần và thường xuyên cùng cha mẹ tâm sự với con mỗi ngày. "Bé trai hay gái cũng bị xâm hại nên chúng tôi thường xuyên dạy con không cho ai được chạm vào vùng nhạy cảm. Điều này không có trong chương trình dạy học", cô Huệ chia sẻ.

Dạy miễn phí cho trẻ mà nhà trường còn kêu dạy tầm bậy

Bên cạnh việc đưa giáo dục giới tính, kỹ năng bảo vệ bản thân vào chương trình học chính thống, việc dạy trẻ như thế nào cũng được nhiều người quan tâm bởi đây là vấn đề nhạy cảm. Tại buổi tọa đàm “Chống xâm hại tình dục trẻ em" diễn ra ngày 16/3, bà Lê Thị Linh Trang, Trưởng khoa Đại cương, Học viện cán bộ TPHCM bày tỏ: "Truyền thông chỉ quan tâm đến trẻ bị xâm hại tình dục khi có một nghệ sĩ tiếng Việt Nam phạm tội ấu dâm ở nước ngoài".

Dạy trẻ tránh bị xâm hại tình dục: Có trường bảo dạy amp;#34;tầm bậyamp;#34; - 2

Bà Lê Thị Linh Trang- Trưởng khoa Đại cương- Học viện cán bộ TPHCM  (Ảnh Tiền Phong)

Bà Trang chia sẻ thêm điều trăn trở trong việc dạy ở một số trường tiểu học Kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ. Đã có hàng ngàn đứa trẻ được đào tạo kỹ năng từ khóa học này và đây chính là phương tiện để dạy trẻ tự bảo vệ mình trước nạn xâm hại. Tuy nhiên, bà Trang cho biết: "Mặc dù là chương trình miễn phí, TPHCM có rất nhiều trường tiểu học vậy mà chỉ có ít trường nhờ chúng tôi đến dạy. Có thể có trường không biết, nhưng cũng có trường họ cố tình không biết. 

Mục tiêu của tôi là dạy cho đứa trẻ biết cách để tự bảo vệ mình nhưng tôi còn nhận ra, lãnh đạo các trường đều không muốn chúng tôi dạy cho trẻ điều này. Vì có người cho rằng chúng tôi đến để “dạy tầm bậy”. Thực tế “vùng riêng tư” cần phải dạy cho trẻ những từ ngữ một cách chính xác và phải chỉ cho trẻ cách làm sao tự ứng phó với kẻ xấu một cách cụ thể.

Thầy Huỳnh Thanh Phú- Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, quận 10 cũng chia sẻ: "Về phía nhà trường cần tổ chức nhiều hoạt động, nhiều sân chơi bổ ích, trí tuệ cho học sinh. Ở tuổi nào thì cũng có thể bị xâm hại, học sinh luôn luôn cần được bảo vệ; môn Sinh cần đưa vấn đề giáo dục giới tính, mời các chuyên gia tâm lý đến chia sẻ, nói chuyện với học sinh".

Dạy trẻ tránh bị xâm hại tình dục: Có trường bảo dạy amp;#34;tầm bậyamp;#34; - 3

Nước mắt người mẹ có con bị xâm hại.

Những biểu hiện nhận biết trẻ khi bị xâm hại:

- Việc ăn uống, sinh hoạt của con có nhiều nét bất thường. Ví dụ: con vốn là trẻ ham ăn thì đột ngột bỏ ăn. Con đang lười ăn thì có thể là đòi ăn nhiều hơn. Con ham ngủ hơn bình thường.

- Con tỏ thái độ né tránh người khác, đặc biệt là nam giới. Một sự thật rành rành là nữ giới xâm hại trẻ ít hơn nam giới và những vụ án nghiêm trọng thường đến từ phía đàn ông. Vì thế, đột nhiên thấy con né tránh bố, không gần gũi như bình thường, các mẹ nên đặt câu hỏi ngay lập tức về việc con bị xâm hại hay không.

- Con đột nhiên tắm rất nhiều và tắm rất lâu. Đây là một biểu hiện rất đặc thù của những nạn nhân xâm hại tình dục. Các con có cảm giác cơ thể mình bẩn thỉu ghê gớm nên sẽ muốn tắm. Thậm chí có cháu còn tắm đến bợt cả da.

- Con đột ngột có những biểu hiện bất thường. Ví dụ: con chưa bao giờ tè dầm hay khóc đêm nhưng đột nhiên hiện tượng đó xuất hiện, con đột nhiên yêu thích móng tay và ngồi gặm suốt cả ngày,…

- Khóc, la hét, hoảng hốt bật dậy trong đêm. Hiện tượng này là rõ nét nhất. Nếu các cha mẹ thấy con khóc hờn liên tục trong vài đêm liền, ngồi dậy la hét và ai động vào thì vung chân tay loạn xạ,… chắc chắn chúng ta cần đặt câu hỏi xem, con đã bị xâm hại hay chưa.

(Theo TS Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, đại học Sư phạm Hà Nội)

Tào Nga
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Xâm hại trẻ em