Trung Quốc thực hiện chỉnh sửa gen kháng HIV

Ngày 14/04/2016 10:17 AM (GMT+7)

Các nhà khoa học Trung Quốc đang cố gắng chỉnh sửa di truyền trên phôi thai người để kháng HIV.

Báo cáo gần đây nhất của các nhà khoa học đã nhấn mạnh cả về lợi ích và sự nguy hiểm của việc tinh chỉnh phôi thai ở cấp độ di truyền: Cuối cùng họ đã có thể sử dụng để chống lại thậm chí ngăn ngừa bệnh tật và khuyết tật. 

Tuy nhiên, công nghệ này có thể mở đường cho việc tạo ra những "đứa trẻ thiết kế" phát triển nhiều khả năng đặc biệt, được đặt hàng. Chưa kể đến việc "mở cửa" cho một loạt những phản ứng sinh học không mong muốn mà thậm chí chúng ta còn không nghĩ tới.

Trong khi các cuộc tranh luận đạo đức về biến đổi gen trên phôi thai người đang diễn ra vô cùng gay gắt, các nhà khoa học Trung Quốc đã thực hiện chỉnh sửa gen kháng HIV lần thứ 2 trong lịch sử. 

Trung Quốc thực hiện chỉnh sửa gen kháng HIV - 1

Các nhà khoa học Trung Quốc thực hiện chỉnh sửa gen trên phôi thai người để kháng HIV. Tuy nhiên, chỉ có 4 trong số 26 phôi thai thử nghiệm thành công. Ảnh minh họa: Andrii Vodolazhskyi/Shutterstock.com

Trong lần thử nghiệm này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng bộ công cụ tùy chỉnh gen CRISPR/Cas9 để tạo ra phôi kháng HIV.

Chính phủ của nhiều nước trên thế giới đang đấu tranh để đưa vào áp dụng các quy chuẩn đạo đức, và thí nghiệm lần thứ 2 này - giống như lần đầu tiên, được thực hiện bởi một nhóm nghiên cứu ở Trung Quốc - đã phải thực hiện theo một số nguyên tắc nghiêm ngặt. 

Chủ yếu, họ phải sử dụng những phôi không sống - không có khả năng phát triển.

Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã thu thập 213 quả trứng người đã được thụ tinh từ 87 bệnh nhân tại một trung tâm chữa trị vô sinh. Những quả trứng này đều không thích hợp để thụ tinh trong ống nghiệm và chỉ được hiến tặng cho mục đích nghiên cứu.

Bằng cách sử dụng kỹ thuật CRISPR, các nhà khoa học chèn một dạng đột biến tự nhiên vào trong bộ gen của phôi để khiến chúng kháng virus HIV.

"Một số người tự nhiên mang đột biến này (được gọi là CCR5Δ32) và họ có khả năng kháng HIV, bởi vì các đột biến này thay đổi protein CCR5 theo cách khiến chúng có thể ngăn chặn virus xâm nhập vào các lympho T", phóng viên khoa học Ewen Callaway giải thích trên tạp chí Natural.

Theo một báo cáo được công bố trên tạp chí Nature, các nhà khoa học đã sử dụng 26 phôi để chỉnh sửa gen kháng HIV và 4 phôi trong số này được tinh chỉnh thành công. 

Những phôi còn lại xuất hiện một số đột biến không mong muốn. Sau khi thực hiện thí nghiệm 3 ngày, tất cả các phôi đều bị tiêu hủy.

CRISPR là công nghệ vô cùng hứa hẹn, cho phép các nhà khoa học xác định vị trí bị lỗi trên ADN và thay thế nếu cần thiết. Tuy nhiên, độ chính xác của phương pháp này vẫn chưa được xác nhận.

Một trong những mối lo ngại lớn về công nghệ chỉnh sửa gen là nó có thể tạo ra tác dụng phụ mà chúng ta không thể tưởng tượng được. Câu hỏi được đặt ra là, liệu việc ngăn ngừa bệnh tật và khuyết tật, có đáng để con người chịu những rủi ro lớn?

"Kết quả nghiên cứu vừa mang tính an ủi, vừa đáng lo ngại", giáo sư sinh hóa Peter Donovan, đến từ Đại học California (Mỹ) nhận định. "Tin tốt là kỹ thuật chỉnh sửa gen vẫn hoạt động suôn sẻ như lần đầu tiên. Điều này cho thấy sự lặp lại của khoa học... Tuy nhiên, nhóm các nhà nghiên cứu này cũng đã tái phát hiện được những điều mà nhóm trước đây đã làm được, cụ thể là chỉnh sửa gen cũng gây ra các tác dụng ngoài mục tiêu".

Công nghệ chỉnh sửa gen người hiện được cho phép ở Anh với những quy định rất nghiêm ngặt. Cho đến nay, nó vẫn không hợp pháp ở Mỹ.

Theo Linh Hương
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề HIV/AIDS