Trường đại học KD&CN Hà Nội đào tạo y khoa là do thiếu bác sĩ

Ngày 28/11/2015 20:30 PM (GMT+7)

Hiệu trường trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho biết, tỉ lệ bác sĩ và dược sĩ ở Việt Nam hiện nay còn quá ít…Vì thế trường sẽ đào tạo bất cứ ngành nào đất nước cần.

Liên quan đến việc trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội mở ngành đạo tạo Y đa khoa và Dược sĩ đang nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận. Nhằm có câu trả lời về vấn đề này, ngày 28/11 lãnh đạo nhà trường đã tổ chức buổi họp báo, cung cấp các thông tin liên quan.

Tại buổi họp báo này, GS Trần Phương – Hiệu trưởng nhà trường cho biết, việc trường xin mở hai ngành học đã thực hiện từ năm 2012, tuy nhiên nhiều người cho rằng tên trường và ngành học không liên quan đến nhau nên đã gây nên những ý kiến trái chiều. 

Theo GS Phương, tên trường không nói lên điều gì mà chỉ phản ánh những ngành, lĩnh vực chủ yếu mà trường đào tạo, chứ không bao gồm toàn bộ nội dung đào tạo của nhà trường. Ông Phương cho biết: “Trường sẽ đào tạo bất cứ ngành nào đất nước cần. Chính vì vậy ngành Y và Dược đòi hỏi trình độ công nghệ cao nhất nên nói trường tôi ngoại đạo là sai”.

Trường đại học KDamp;CN Hà Nội đào tạo y khoa là do thiếu bác sĩ - 1

Lãnh đạo nhà trường cho rằng, Việt Nam tỉ lệ bác sĩ còn quá ít so với thế giới.

Nói về lý do đào tạo hai ngành y và dược, GS Phương nhận định là do tỉ lệ bác sĩ và dược sĩ ở Việt Nam hiện nay còn quá ít. Theo đó, nước ta mới có 8 bác sĩ trên một vạn dân, trong khi đó mới có 1,5 dược sĩ trên một vạn dân. Nhưng các nước tiên tiến trên thế giới đạt 40 bác sĩ trên một vạn dân. Từ đây có thể thấy người Việt Nam được chăm lo sức khỏe quá ít nên trường muốn mở ngành đào tạo về lĩnh vực này. 

Về vấn đề nhân sự giảng dạy sau khi mở ngành học, GS Phương cho rằng, phía nhà trường hiện đã có 47 giảng viên, đó đều là những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực y khoa và dược học, nên chất lượng giảng dạy chắc chắn sẽ đảm bảo.

Về cơ sở vật chất, tính đến thời điểm hiện tại, GS Phương thông tin nhà trường đã hoàn thành hầu hết các hạng mục nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy và thực hành cho sinh viên. Nơi sinh viên thực hành phía nhà trường cũng đã ký hợp đồng với 4 bệnh viện: Đa khoa Đức Giang, Đa khoa Hà Đông, Đa khoa Đống Đa, Đa khoa Tràng An và hai công ty dược để sinh viên thực tập, thực hành.

Riêng về vấn đề nhiều người lo ngại về chất lượng đầu vào của trường khi cho rằng trường nhận những thí sinh đủ 20 điểm trở lên, không có môn nào dưới 5 điềm là quá thấp. GS Phương cho rằng, nhà trường không hề coi nhẹ chất lượng đầu vào. Đồng thời ông Phương cho biết, điểm trúng tuyển đầu vào không quan trọng bằng quá trình đào tạo cũng như việc học trong trường của các sinh viên và đầu ra của họ.

Cũng liên quan đến vấn đề chất lượng đào tạo (đầu vào và đầu ra) khi giảng dạy môn y, dược học của nhà trường, GS Lê Quang Cường – Thứ trưởng Bộ y tế khi chia sẻ với phóng viên cho rằng: “Nếu anh tuyển dụng đầu vào lởm khởm, không chất lượng và đầu ra của anh cũng không đạt yêu cầu thì nhà tuyển dụng sẽ không tuyển dụng anh, như vậy sinh viên ra trường không có việc làm và trường sẽ không thể tiếp tục đào tạo, cuối cùng sẽ dẫn đến phá sản. Đó là điều rất dễ hiểu trong quy luật cung – cầu hiện nay”.

Lê Phương
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan