Vị đắng cuộc đời của người đàn ông… mắn đẻ

Ngày 29/05/2016 09:34 AM (GMT+7)

Sinh hạ đứa con đầu lòng, Thomas Trace Beatie đã khiến nhiều giá trị truyền thống bị đảo lộn, làm khó cả giới hành pháp Hoa Kỳ bởi kỳ tích chưa từng có tiền lệ.

Sinh hạ đứa con đầu lòng, Thomas Trace Beatie đã khiến nhiều giá trị truyền thống bị đảo lộn, làm khó cả giới hành pháp Hoa Kỳ bởi kỳ tích chưa từng có tiền lệ. “Quen dạ”, anh chàng này… đẻ liền tù tì thêm vài lần nữa, qua đó một lần nữa tạo nên kỷ lục: Người đàn ông sinh con nhiều nhất thế giới. Thế nhưng, cái giá mà anh phải trả cho những “lần đầu tiên” này thật đắng chát.

Vị đắng cuộc đời của người đàn ông… mắn đẻ - 1

Việc không thể xác định ai là cha, ai là mẹ giữa Nancy và Thomas đã khiến chính quyền bối rối

Là bố hay là mẹ?

Ngày 29/6/2008, Thomas lâm bồn và sinh hạ thành công một bé gái kháu khỉnh tại trung tâm y tế của bang Oregon, dĩ nhiên là bằng cách sinh mổ. Anh đặt tên cô bé là Susan. Mọi rắc rối bắt đầu từ thời điểm đó. Khi cô y tá hỏi họ tên của bố mẹ đứa bé là gì để ghi vào hồ sơ, chính Thomas cũng lấy làm bối rối. Anh khao khát là đàn ông, và đã phải chịu đựng những ca phẫu thuật chuyển giới đầy đau đớn để được sống như một người đàn ông thực sự. Thomas hoàn toàn không muốn sau này đứa con sẽ gọi mình là… mẹ. Nhưng chuyện anh (chứ không phải vợ) là người mang nặng đẻ đau thì không thể chối bỏ.

Để giải quyết tình huống hy hữu, vị Giám đốc trung tâm y tế bèn đề nghị ghi cả tên Thomas và vợ anh – Nancy một cách chung chung là “phụ huynh”. Thế nhưng, Thomas kiên quyết từ chối gợi ý “khiếm nhã” này. Anh thừa biết, cách mà vị Giám đốc trung tâm đề cập thường chỉ dành cho những cặp đôi đồng tính khi nhận con nuôi. Trong khi đó, anh và Nancy từ lâu đã là một cặp vợ chồng khác giới như bao cặp vợ chồng bình thường khác, từ thực tế cuộc sống đến pháp luật đều công nhận điều này. Bởi thế, Thomas muốn làm cha và ghi tên Nancy vào ô dành cho người mẹ. Phải đến khi Thomas xuất viện, hai bên mới tìm được một biện pháp nước đôi: Giấy chứng sinh của Susan được ghi một cách lập lờ: “Cha mẹ: Thomas Trace Beatie và Nancy Gillespie”.

Thế nhưng các nhà chức trách Oregon thì không chấp nhận sự tù mù này. Khi tiến hành các thủ tục khai sinh cho bé Susan, câu hỏi ai là cha, ai là mẹ của bé lại một lần nữa khiến mọi người phải đau đầu. Sáng kiến ghi giống như một trường hợp cha mẹ đồng tính của ông giám đốc trung tâm y tế lại được các nhân viên tòa thị chính Oregon đề nghị. Và Thomas, một lần nữa kiên quyết lắc đầu. Anh đòi được làm cha. Phía chính quyền cũng không vừa. Họ lấy lý do anh là “mẹ sinh học của Susan” để bác bỏ nguyện vọng này.

Chín tháng tuổi, Susan đã bắt đầu lẫm chẫm tập đi, tình trạng vẫn lâm vào bế tắc. Tòa thượng thẩm Hoa Kỳ “đá ngược” lại vụ việc cho bang Oregon với lý do “điều này hoàn toàn thuộc quyền quyết định của cấp tiểu bang”. Giữa lúc tuyệt vọng, Thomas tình cờ than phiền với một cậu thanh niên hàng xóm vốn đang là sinh viên luật rằng, con anh đẻ ra sắp tròn một tuổi rồi mà cứ như là con nuôi, vì chưa thể làm được các giấy tờ. Biết rõ hoàn cảnh của Thomas, cậu sinh viên này tìm cách giúp đỡ. Và hai từ “con nuôi” thốt ra từ miệng Thomas hóa ra lại là chìa khóa để giải quyết vấn đề: Thomas sẽ đăng ký nhận Susan làm con nuôi. Như vậy, chuyện ai là người đã sinh ra đứa trẻ này không còn liên quan đến các thủ tục giấy tờ nữa. Với tư cách là một đôi vợ chồng khác giới (đã được pháp luật công nhận), Thomas và Nancy nhận một đứa trẻ - Susan - làm con nuôi. Quy trình nhận con nuôi được thực hiện chóng vánh, chỉ trong một ngày, các giấy tờ về bé Susan đã được hoàn tất: cha - Thomas, mẹ - Nancy.

Người cha… mắn đẻ

Khi những ồn ào về việc mang thai và sinh con của Thomas còn chưa kịp lắng dịu thì người đàn ông này lại tiếp tục… làm mẹ. Ngày 9/6/2009, anh sinh hạ bé trai Austin Alexander Beatie và 13 tháng sau, Jensen James Beatie – đứa con thứ ba, cũng là một bé trai tiếp tục chào đời. Giống như cô chị Susan, hai cậu nhóc Austin và Jensen đều là kết quả của kỹ thuật thụ tinh nhân tạo từ nguồn tinh trùng hiến tặng. Đến lúc này, Guinness cũng không thể từ chối kỷ lục khó tin của Thomas nữa. Năm 2010, anh nhận liền một lúc hai danh hiệu: “Người đàn ông đầu tiên mang thai và sinh đẻ” và “Người đàn ông đầu tiên mang thai và sinh đẻ 3 lần”.

Trở lên nổi tiếng có nghĩa là cơ hội kiếm tiền cũng sẽ theo đến. Sau khi sinh những đứa con, tên tuổi của Thomas bỏ nghề bác sĩ tư vấn. Người đàn ông này trở thành một diễn giả bất đắc dĩ, đi diễn thuyết khắp nơi để kể về thành tích có một không hai của mình. Anh cũng tham gia vào hàng loạt chương trình xã hội giúp đỡ cả hai giới đồng tính nam và nữ. Năm 2008, kênh truyền hình nổi tiếng Discovery đã làm phim về Thomas. Một nhà điêu khắc người Anh còn dựng tại London một bức tượng anh đang mang thai bé Susan. Tận dụng chút năng khiếu viết lách, Thomas tung ta cuốn tự truyện ăn khách “Labor of Love” (tạm dịch: Lao động của tình yêu) kể về cuộc đời vừa làm chồng, làm mẹ rồi lại làm cha của mình.

Nhưng cuộc sống không chỉ toàn màu hồng. Thomas và vợ con bị kỳ thị, phân biệt đầu tiên bởi chính những người ruột thịt của mình. Cả hai bên gia đình nội ngoại đều tuyên bố “từ” anh và Nancy, cũng như không công nhận các cháu. Sau khi Thomas sinh đứa con thứ ba, vì quá tức giận và thất vọng, người cha già của anh đã bỏ về Philippines sinh sống. Không chịu được áp lực tâm lý từ những vụ đe dọa, mệt mỏi do thường xuyên phải chuyển công việc, chỗ ở, chán ngán trước những tọc mạch của nhiều tờ báo lá cải…, Nancy suy sụp và muốn chấm dứt cuộc hôn nhân đầy sóng gió với Thomas. Níu kéo không được, anh đành chấp nhận. Thế nhưng, ngay cả chuyện ly hôn của họ cũng lại khiến cả hai phải điên đầu.

Khi kết hôn tại Oregon, chính quyền bang này đã công nhận Thomas và Nancy là một đôi vợ chồng khác giới. Nhưng luật của tiểu bang Arizona lại khác. Thẩm phán Douglas cho biết, sau khi xem xét kỹ lưỡng hồ sơ, ông nhận thấy việc Thomas là đàn ông hay đàn bà vẫn chưa được làm rõ, vì vậy, tính pháp lý của cuộc hôn nhân kia cần phải được xem xét lại, đặc biệt trong bối cảnh Thomas đã từng lần mang thai và sinh con. Hội đồng thẩm phán Arizona đều có chung nhận định rằng, dù có ngoại hình đàn ông nhưng Thomas là… phụ nữ. Cuộc hôn nhân giữa anh và Nancy vì thế là một cuộc hôn nhân đồng tính nữ. Bang Arizona không công nhận loại hình hôn nhân này, vì thế chúng không có giá trị pháp lý. Mà một khi đã không phải là vợ chồng của nhau thì họ cũng không thể ly hôn.

Cuộc chiến pháp lý với giới tư pháp Arizona của Thomas cho đến giờ vẫn chưa đến hồi kết thúc. Anh tuyên bố sẽ đệ đơn khiếu nại lên Tòa án tối cao Hoa Kỳ, bởi người đàn ông này đang muốn ly hôn để đường đường chính chính kết hôn với cô người yêu mới, và…sinh cho nàng một đứa con. Hiện Thomas đang chung sống với người bạn gái Amber Nicholas ở thành phố Phoenix, bang Arizona. Anh cho biết đã tìm được nguồn hiến tặng tinh trùng cho lần mang thai tiếp theo. Nhưng nếu sinh con lúc này, Nancy sẽ lại là mẹ của đứa trẻ, trong khi đây là món quà đặc biệt mà anh muốn dành tặng cho “tình mới” Amber Nicholas. Nhưng với hệ thống luật pháp rối rắm của Hoa Kỳ, không biết đến bao giờ Thomas mới thực hiện được dự định này.

Khởi đầu cho trào lưu đàn ông sinh đẻ

Là người đầu tiên, nhưng Thomas không phải là trường hợp nam giới duy nhất mang bầu và sinh con. Ngôi vị độc tôn của anh chỉ duy trì được vẻn vẹn hai năm. Tháng 6/2010, Năm 2010, Scott Moore đến từ California trở thành “người đàn ông” thứ 2 sinh con. Tháng 11/2011, một người đàn ông Israel có tên Yuval Topper, 24 tuổi cũng đã sinh hạ một bé trai khỏe mạnh. Mới đây nhất, một “chàng trai” 30 tuổi (người Anh) đã trở thành người đàn ông thứ 4 trên thế giới, và là người Anh đầu tiên, mang thai và sinh con, một bé trai. Khi chuyện xảy ra, báo chí Anh khá kín tiếng về trường hợp này nên những chi tiết cụ thể không được tiết lộ.

Theo Thanh Tùng
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức mẹ bầu