Vợ khuyết tật vẫn bị chồng ép quan hệ tình dục như thời trung cổ

Ngày 02/12/2016 11:21 AM (GMT+7)

Dù bị khuyết tật, nhưng chị Hồng Ánh thường xuyên bị chồng ép quan hệ tình dục. Đặc biệt, sau những cơn ngáo đá, chồng chị thường xuyên dở những thủ đoạn “quan hệ” như thời trung cổ.

Bị khuyết tật vẫn bị hành hạ

Được xây dựng năm 2007 đến năm 2013, Ngôi nhà bình yên (thuộc Trung tâm phụ nữ và phát triển – Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) chính thức được nhà nước cấp kinh phí hoạt động. Tại đây, hàng năm hỗ trợ cho hàng trăm nạn nhân của các vụ bạo hành gia đình, bạo lực tình dục, đa số là phụ nữ và trẻ em.

Chia sẻ với chúng tôi, bà Lê Phương Thúy (Trung tâm Phụ nữ và phát triển) cho biết, những nạn nhân ở Ngôi nhà bình yên mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau, nhưng khi đã đến đây thì tất cả đều tựu chung lại là bị bạo hành, người thì bị bạo hành thể chất, người bị bạo hành tình dục, người bị bạo hành kinh tế…

Vợ khuyết tật vẫn bị chồng ép quan hệ tình dục như thời trung cổ - 1

Ngôi nhà bình yên là điểm đến cho những phụ nữ và trẻ em bị bạo hành. Nguồn ảnh: Ngôi nhà bình yên.

Đối với bà Thúy, câu chuyện về một người phụ nữ khuyết tật có tên Hồng Anh luôn để lại trong trong tâm trí bà rất nhiều day dứt. Bởi lẽ ra người khuyết tật luôn được pháp luật và xã hội bảo vệ, nhưng trong trường hợp này lại hoàn toàn trái ngược.

Hồng Anh sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh, lành lặn. Sau này lớn lên, do bị biến chứng của căn bệnh đau mắt đỏ nên chị bị mù 2 mắt. Dù gặp muôn vàn khó khăn trong cuộc sống, nhưng Hồng Anh luôn nỗ lực để vượt qua, tự học nghề, kiếm tiền nuôi sống bản thân.

Rồi đến khi ngoài 20 tuổi, chị đã lập gia đình với một người cùng huyện. Khi mới lấy nhau, chị được chồng và nhà chồng quý mến do chăm chỉ làm ăn và có thể làm được mọi việc trong mà mà không cần phụ thuộc hay nhờ sự hỗ trợ từ ai. Một thời gian sau, người chồng thay tính đổi nết, dần dần trở thành độc đoán và chiếm hữu, không muốn vợ giao lưu với bất kỳ ai.

Đặc biệt, trong quan hệ tình dục, chồng chị Anh có những hành vi quan hệ khiến chị khiếp sợ và cảm thấy nhục nhã. Đặc biệt, những khi chồng sử dụng ma túy đá, những hành vi quan hệ tình dục của chồng như thời trung cổ, hay nhiều hôm đi uống rượu say về khuya dù chị đang ngủ nhưng vẫn bị chồng vật dậy và thực hiện hành vi quan hệ tình dục đê hèn.

Đến khi chị không thể chịu đựng được nữa, chị quyết định ly hôn thì chồng dọa dẫm. Khi chị bỏ nhà ra đi, chồng dọa giết nhà vợ, giết con tạo áp lực để buộc chị phải quay về và tiếp tục phải chịu những tháng ngày dày vò thân xác.

Mắc bệnh vì bị chồng bạo lực tình dục

Bà Phương Thúy cho biết, hạn chế lớn nhất của chị Hồng Anh là bị khiếm thị, nên cảm giác rất tồi tệ vì không biết tiếp theo anh ta sẽ làm gì. Bản thân chị ấy lúc đó như con cá nằm trong giỏ và bất lực hoàn toàn, không thể tự bạo vệ sự an toàn của bản thân mình. Chị luôn mặc cảm về khiếm khuyết cơ thể và cho rằng không có cơ hội thoát khỏi tình trạng bạo lực.

Chị buồn vì hàng xóm láng giềng ghê sợ và xa lánh gia đình chị, đồng thời chị cũng không biết nhờ ai giúp đỡ cho đến khi con gái chị biết về Ngôi nhà Bình Yên. Khi đưa đến, chị Anh luôn trong cảm giác sợ hãi và căng thẳng cao độ. Ban ngày, chị luôn cảm giác anh ta (người chồng) hiện diện ở đâu đó, trong góc nhà, góc gường, cầu thang, ngoài đường… với biểu hiện của sang chấn thường diễn (một biểu hiện bệnh tâm thần).

Ban đêm, những cơn ác mộng kéo đến làm chị không dám ngủ, có đêm chị thức trắng đến sáng. Có lần chị đang ngủ đột ngột tỉnh dậy, mồ hôi vã ra như tắm, chị vùng dậy chạy, hoảng sợ kêu khóc và nôn thốc nôn tháo vì mơ thấy chồng đang ép quan hệ tình dục.

Vợ khuyết tật vẫn bị chồng ép quan hệ tình dục như thời trung cổ - 2

Hoạt động của Ngôi nhà bình yên luôn bám sát với chính quyền địa phường và cơ quan nhà nước khác để bảo vệ quyền lợi cho những nạn nhân bị bạo hành.

Theo bà Thúy, những trường hợp bị bạo lực như trên, khi đến với Ngôi nhà bình yên sẽ được hỗ trợ trong vòng 3 tháng (hỗ trợ về pháp lý, tâm lý, cũng như những địa chỉ cần thiết khi mình bị bạo hành hoặc phát hiện ra nạn nhân bị bạo hành…), sau đó Trung tâm sẽ phối hợp chặt trẽ với địa phương để đưa nạn nhân trong các vụ bạo hành quay về.

“Địa phương có trách nhiệm giáo dục thủ phạm gây ra bao hành, đồng thời phải đảm bảo người phụ nữ khi về phải được sống trong môi trường an toàn”, bà Thúy cho hay.

* Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi

Lê Phương
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h