7 điều cấm kỵ chớ dại nói khi vợ chồng cãi nhau

Ngày 09/01/2016 00:06 AM (GMT+7)

Thực tế khi cãi lộn nói ly hôn, là bởi vì xúc động, khó tránh khỏi sẽ làm những việc sai lầm, hối hận cả đời.

Trong cuộc sống vợ chồng không tránh khỏi những lúc cãi vã. Đặc biệt là những lúc cả hai đều mệt mỏi vì công việc, tiền bạc, con cái, và những lúc tâm trạng stress. Tuy nhiên, không nên vì thế mà các cặp đôi lại nói những lời xúc phạm nhau, làm tổn thương đối phương.

Người phụ nữ vốn là yếu đuối mỏng manh nhưng khi cãi nhau họ lại là những người dễ nóng giận và không kiềm chế được bản thân hơn đàn ông.

Sau đây là 7 điều tối kỵ, chị em nên “ghi nhớ” để tránh những hậu quả đáng tiếc về sau, bởi “Lời nói như tên bay đi không bắt lại được”.

“Sai lầm của tôi là đã lấy anh”

Rất nhiều phụ nữ khi cãi nhau đều thốt ra câu nói nay. Họ cứ nghĩ nói như thế họ sẽ thỏa mãn, sẽ làm cho người đàn ông cảm thấy hối hận. Nhưng không, người đàn ông khi nghe câu này hẳn họ sẽ thất vọng vô cùng. Thậm chí họ sẽ thấy mình sai lầm, họ tự ti vì đã lấy một người phụ nữ như bạn.

Những lúc nóng giận thay vì rầy la người đàn ông của mình, bạn hãy đi dạo để thư thái hơn. Bạn hãy học cách im lặng, kiềm chế. Bởi lời nói của bạn lúc này sẽ không còn gì hay ho nữa.

7 điều cấm kỵ chớ dại nói khi vợ chồng cãi nhau - 1

Đây không phải là lúc để bạn ngồi truy cứu trách nhiệm do ai mà hãy tìm cách giải quyết mâu thuẫn (Ảnh minh họa).

“Hãy biến cho khuất mắt tôi”

Những lúc bực bội khiến người phụ nữ không kiểm soát được hết lời nói của mình. Thậm chí là đuổi chồng mình đi với lời thách thức “đi đâu thì đi”. Kết quả, chàng sẽ đùng đùng ra khỏi nhà với sự tự ái cao độ của người đàn ông.

Thậm chí với những người đàn ông đã và đang cảm nắng ai đó, anh ta sẽ chạy ngay đến bên nhân tình mà chẳng thèm quan tâm tới bạn nữa. Vì thế, đừng bao giờ nói thế với chồng mình bạn nhé!

“Lỗi là do anh. Tất cả đều từ anh mà ra”

Đây không phải là lúc để bạn ngồi truy cứu trách nhiệm do ai mà hãy tìm cách giải quyết mâu thuẫn. Có thể anh ấy có lỗi trong những trận cãi vã hoặc anh ấy chính là nguồn cơn dẫn đến bất đồng giữa hai người, nhưng là đàn ông, không bao giờ họ thừa nhận ngay là mình sai.

Việc bạn nên làm lúc này là hãy đưa các con đi chơi, hoặc đi ra ngoài cho thoải mái để anh ấy có cơ hội bình tĩnh lại mọi việc. Sau khi cả hai đã bình tĩnh bạn hãy đưa ra phương án giải quyết ổn thỏa nhất.

“Anh chết đi cũng được”

Thật khủng khiếp, bạn rủa cho chồng chết đi để bạn không phải nhìn thấy mặt anh ấy, câu nói này không chỉ cho thấy bạn không hài lòng về chàng mà còn chứng tỏ bạn là người ghê gớm, và độc ác. Việc trù ẻo người khác chết đi là một việc làm vô cùng tối kỵ, dù có giận có tức đến mấy bạn cũng không bao giờ được nói điều này.

“Ừ anh giỏi, còn tôi thì…”

Trong suy nghĩ của đàn ông, câu nói này chứng tỏ họ bị coi thường, nhất là nếu trong cuộc sống vợ chồng chàng đang bị thua kém bạn về học vấn, khả năng kiếm tiền. Điều này có thể khiến chàng khùng lên và khiến cho cuộc khẩu chiến thêm căng thẳng. Thậm chí chàng có thể thượng cẳng tay hạ cẳng chân với bạn ngay tức thì. Bạn đừng ngạc nhiên nếu anh ấy cho bạn một cái bạt tai khi nghe câu nói này.

“Mình ly hôn đi”

Hai người yêu nhau để đi đến được hôn nhân, xây dựng một gia đình không hễ dễ dàng. “Ly hôn” hai chữ không nên tùy tiện nói ra. Thực tế khi cãi lộn nói ly hôn, là bởi vì xúc động, khó tránh khỏi sẽ làm những việc sai lầm, hối hận cả đời. “Ly hôn” là từ vô cùng mẫn cảm, khinh suất nói ra từ này sẽ rất nguy hiểm, rất dễ dàng làm đổ vỡ tình cảm vợ chồng, khiến cho mâu thuẫn gia đình trở nên gay gắt.

Thậm chí nhiều chị em còn viết đơn ly hôn và bảo anh ta “ký đi, tôi mệt mỏi lắm”. Biết rằng, đây chỉ là lời nói dọa dẫm, hoặc mang tính thách thức nhiều hơn. Bạn nên nhớ việc anh ấy làm đầu tiên khi nghe câu nói đó là ký luôn vào đơn chứ không phải xin lỗi hay níu kéo bạn.

“Đúng là một giuộc với bố mẹ anh”

Vợ chồng cãi nhau không nên đề cập cha mẹ và người nhà của đối phương. Cãi nhau không nên nhục mạ nhau, càng không nên động tới bố mẹ người nhà của hai bên. Nhục mạ người nhà đối phương là nghiêm trọng nhất, tuyệt đối không nên làm. Bạn thành tâm đối đãi thân nhân của đối phương, trong tâm họ sẽ cảm kích bạn.

Cãi nhau là một phần cơ bản của cuộc sống, nó quan trọng như tình yêu vậy. Chính những tranh cãi và bất đồng mới khiến 2 bên hiểu và thông cảm lẫn nhau hơn. Thậm chí ngay cả những cặp đôi hoàn toàn "tâm đầu ý hợp" cũng không thể tránh khỏi cãi vã, bởi đó là cơ sở tạo nên một mối quan hệ vững chắc.

Lý do vợ chồng cãi nhau?

Nguyên nhân chính dẫn đến cãi nhau ở các cặp đôi là do mâu thuẫn trong quan điểm và thiếu sự lắng nghe lẫn nhau. Bởi khi yêu nhau, người ta hay có thói quen "phớt lờ" những điều mà đối phương cho là "vô cùng quan trọng".

Những bất đồng quan điểm của các cặp đôi xoay quanh vấn đề chủ yếu là tiền bạc, chi tiêu và phân công công việc trong gia đình.

Nguyên nhân chính thứ 2 khiến các cặp đôi thường xuyên tranh cãi đó là vấn đề "vung tay quá trán". Trong cuộc sống hôn nhân, việc một người chi tiền quá mức vào những món đồ "vô nghĩa" hoặc "không cần thiết" thường khiến đối phương vô cùng bực mình và khó chịu.

Lười biếng và không chịu chia sẻ công việc trong gia đình cũng góp phần vào tỉ lệ cãi nhau mỗi năm của các cặp đôi.

Ngoài ra, thiếu sex và những bất đồng xung quanh "chuyện ấy" dẫn tới những cuộc cãi nhau không rõ nguyên do ở các cặp vợ chồng.

Xử trí thế nào khi vợ chồng xung đột?

Theo chuyên viên tâm lý Lê Thị Thảo (Câu lạc bộ Ngôi nhà & Trái tim) khi bước vào đời sống hôn nhân, bây giờ giữa hai bạn trẻ không chỉ là tình yêu thương mà còn trách nhiệm. Rất cần những cam kết chính thức và phi chính thức để cả hai tôn trọng và giữ mối quan hệ hoà bình, tránh những xung đột không đáng có.

Thứ nhất là cần sự sòng phẳng trong tài chính, không tới mức củ hành mớ rau. Tuy nhiên cả hai có trách nhiệm và biết được khoản chi tiêu diễn ra hằng ngày trong gia đình. Trên cơ sở đó cân bằng giữa nguồn thu và các khoản phải chi.

Không ít căp vợ chồng son trước kế hoạch chi tiêu từ đối phượng, dẫu biết tiền bạc là một vấn đề tế nhị nhưng giữa cả hai cần trao đổi, thảo luận, đôi khi phải kiềm chế những nhu cầu bản thân vì lợi ích chung, ví như người vợ hạn chế mua sắm thời trang còn anh chồng hạn chế tìm mua công nghệ.

Thứ ba là sự tin tưởng lẫn nhau, người cầm hòm chìa khoá cũng có những khi phải đắn đo suy ngĩ tới mất ngủ, chính vì vậy rất cần đối phương tin tưởng đẹ họ nhận thấy mình được tôn trọng.

Khi bước vào hôn nhân không sao tránh khỏi những mâu thuẫn, nếu một người cương thì cần một người nhu để sẵn sàng "ngồi vào vòng đàm phán". Tuyệt đối không nên kể xấu vạch tội bạn đời trước " đám đông" vì sự việc có thể bị đẩy đi xa.

Theo Thanh Bình
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan