Những điều cần biết về bệnh giang mai

Ngày 22/06/2015 14:02 PM (GMT+7)

Căn bệnh giang mai có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các dây thần kinh, mô cơ thể và não của bạn.

Hãy ghi nhớ những điều dưới đây để chuẩn đoán, điều trị và ngăn ngừa hiệu quả căn bệnh lây truyền qua đường tình dục này nhé:

Xét nghiệm máu để chuẩn đoán chính xác nhất bệnh giang mai

Theo Tổ chức Dịch vụ phòng bệnh Task Force của Mỹ (viết tắt là USPTF) khuyến cáo rằng, nếu bạn nằm trong nhóm có nguy cơ mắc bệnh giang mai cao, tố nhất bạn nên làm xét nghiệm máu để tìm Treponema pallidum hàng năm, ngay cả khi bạn không có các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng nếu bạn không nằm trong nhóm nguy cơ cao này thì tốt nhất bạn không nên tầm soát bệnh giang mai.

Nhóm có nguy cơ mắc bệnh giang mai cao bao gồm:

- Đã có quan hệ tình dục.

- Đối tác quan hệ tình dục của bạn đã từng xét nghiệm và có kết quả dương tính với bệnh giang mai.

- Đối tượng đã bị HIV.

- Phụ nữ đang mang thai.

- Đàn ông có quan hệ đồng tính.

Cách hiệu quả nhất để biết chính xác bạn có mắc bệnh giang mai hay không chính là xét nghiệm tìm kháng thể giang mai trong máu. Xét nghiệm này đa phần đều không tốn kém, dễ thực hiện, nhưng cho kết quả chính xác.

Những điều cần biết về bệnh giang mai - 1

Xét nghiệm máu tìm kháng thể giang mai là cách chuẩn đoán bệnh chính xác nhất

Các bác sĩ sẽ sử dụng một trong các phương pháp sau đây để tìm kháng thể giang mai trong máu của bạn:

- Kiểm tra Nontreponemal: Đây là xét nghiệm rất lý tưởng cho việc sàng lọc, và cho kết quả chính xác lên đến 70%. Nếu xét nghiệm này cho kết quả dương tính, bác sĩ sẽ tiếp tục xác định chẩn đoán với một thử nghiệm khác, mang tên treponemal. 

- Kiểm tra Treponemal: Đây là loại xét nghiệm cụ thể để tìm kháng thể xoắn khuẩn giang mai. Nó thường được sử dụng để xác nhận chắc chắn việc bạn có mắc bệnh hay không chứ không phải mang tính sàng lọc bệnh nữa.

- Một số bác sĩ kiểm tra bệnh giang mai bằng cách lấy mẫu từ một vết loét trên cơ thể người bệnh nghi là bị bệnh giang mai. Sau đó, họ sẽ tiến hành kiểm tra các mẫu này dưới kính hiển vi chuyên dụng để tìm kiếm vi khuẩn Treponema pallidum gây bệnh giang mai. 

- Nếu bệnh nhân được xác định mắc bệnh giang mai nên tiến hành song song với xét nghiệm HIV.

Dùng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh giang mai

Trên thực tế, việc điều trị bệnh giang mai tương đối đơn giản và hiệu quả nếu được phát hiện sớm, chữa bệnh đúng cách và chăm sóc y tế phù hợp. Cái khó trong việc điều trị bệnh giang mai chỉ là phát hiện ra bệnh mà thôi. Vì vậy, bạn cũng đừng quá lo lắng nếu được chuẩn đoán mắc bệnh tình dục này.

Những điều cần biết về bệnh giang mai - 2

Nếu bệnh được phát hiện sớm, bạn chỉ cần dùng thuốc kháng sinh để trị khỏi bệnh

Các bác sỹ sẽ tiến hành điều trị cho người mắc bệnh giang mai trong vòng khoảng một năm, với nhóm thuốc penicillin. Nhóm thuốc kháng sinh này được coi là loại thuốc có khả năng điều trị thành công và rất hiệu quả trong việc tránh lây nhiễm bệnh giang mai ở giai đoạn đầu, nhưng có thể có ít tác dụng hơn nếu mắc giang mai ở giai đoạn muộn. Những người đã mắc bệnh giang mai trong thời gian dài hơn một năm có thể sẽ cần nhiều liều thuốc kháng sinh hơn để điều trị khỏi bệnh. Nếu bạn dị ứng với penicillin, các bác sỹ có thể thay thế loại thuốc này bằng doxycycline hoặc tetracycline thay thế.

Tuy nhiên, các bạn nên nhớ, tuyệt đối không được tự chữa bệnh giang mai. Vì mặc dù nhóm thuốc kháng sinh penicillin, doxycycline, hay tetracycline đều có khẳ năng giết chết loại xoắn khuẩn giang mai và loại bỏ nó khỏi cơ thể bạn nhưng việc sử dụng chúng với liều lượng như thế nào hoặc chọn loại nào là thích hợp với bạn nhất thì chỉ có bác sỹ với kết quả xét nghiệm mới có thể trả lời chính xác. Đừng vì ngại ngần, không đến bác sỹ mà tự ý chữa trị bằng các loại thuốc gia truyền hoặc thuốc tự mua ngoài hiệu thuốc để chữa bệnh giang mai. Chúng có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là với phụ nữ đang mang thai.

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý, trong quá trình điều trị bệnh, tốt nhất bạn nên ngừng quan hệ tình dục, đặc biệt là với các đối tác tình dục mới. Bạn nên làm điều này ít nhất cho đến khi các vết loét của bạn đã lành và các bác sỹ cho biết bạn đã thực sự khỏi bệnh. 

Những điều cần biết về bệnh giang mai - 3

Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục sẽ giúp ngừa bệnh giang mai hiệu quả

Lưu ý thêm, sau khi bạn đã hoàn tất việc điều trị, tốt nhất hãy quay trở lại khám và làm xét nghiệm theo định kỳ 3 tháng 1 lần. Việc này tuy hơi mất thời gian nhưng sẽ giúp bạn giám sát kết quả của việc điều trị một cách hiệu quả nhất. Nếu kết xét nghiệm không thực sự cải thiện trong vòng 6 tháng, bạn sẽ được các bác sỹ thay đổi liệu trình điều trị để chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Điều này rất quan trọng vì bệnh giang mai hoàn toàn có thể tái phát bất cứ lúc nào nếu không được điều trị triệt để. Quá trình điều trị này cũng diễn ra tương tự kể cả khi đối tượng bị bệnh là trẻ sơ sinh.

Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục để ngừa bệnh giang mai

Cách đơn giản và hiệu quả nhất để phòng bệnh giang mai chính là sử dụng bao cao su trong khi quan hệ tình dục. Kể cả khi đó là hành vi tình dục theo ngả âm đạo, hậu môn hay oral sex thì bạn cũng nên dùng bao cao su.

Những điều cần biết về bệnh giang mai - 4

Tốt nhất, bạn nên chung thủy, hạn chế quan hệ tình dục với nhiều đối tác, nhất là với những đối tác theo kiểu tình một đêm (Ảnh minh họa)

Tuy vậy, kể cả khi bạn đã sử dụng bao cao su, bạn vẫn có thể vô tình mắc các bệnh lây qua đường tình dục, bao gồm cả giang mai nếu sử dụng bao cao su sai cách hoặc bao bị rách... Chính vì thế, tốt nhất bạn nên chung thủy, hạn chế quan hệ tình dục với nhiều đối tác, nhất là với những đối tác theo kiểu tình một đêm. Khi lựa chọn một đối tác tình dục mới, bạn nên quan sát và tìm hiểu xem họ có mắc bệnh tình dục không? Nếu có, tốt nhất nên ngừng quan hệ, vì kể cả khi sử dụng bao cao su, bạn vẫn có thể vô tình lây bệnh.

Hương Giang (Theo Wiki)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh giang mai