Lật tẩy chiêu "móc túi" khách hàng của các thương hiệu

Ngày 28/10/2014 15:21 PM (GMT+7)

Bằng những mánh khóe trong kinh doanh, sản xuất, các nhãn hàng thu được món hời khá lớn từ các tín đồ thời trang.

Dưới đây là 9 mánh khóe mà các thương hiệu thời trang thường xuyên sử dụng để cắt giảm chi phí, thu lợi nhuận khổng lồ:

1. Ghi dòng chữ 100% cotton nhưng thực chất lại pha trộn nhiều chất liệu

Các loại vảo tổng hợp và vải pha trộn được sản xuất với mục đích "bắt chước" các loại chất liệu cao cấp nhưng chất lượng lại không thể nào so bì được. Ngay cả khi bạn tìm được một loại vải tổng hợp có màu sắc tốt, mềm mại, có phom đẹp nhưng chắc chắn sẽ không bao giờ mang đến cảm giác thoải mái, êm ái như vải được làm từ 100% cotton, lụa hay tơ.

Nhưng không phải loại vải tự nhiên nào cũng có chất lượng ngang nhau. Ví dụ như cotton cũng có nhiều mức độ khác nhau. Contton Ai Cập và Supima là 2 loại cotton tự nhiên tốt nhất nhưng hiếm có nhà sản xuất nào sử dụng 100% chất liệu này mà thường trộn thêm chất liệu rẻ tiền hơn. Bạn có thể cảm nhận sự khác biệt giữa trang phục làm từ 100% cotton với trang phục có sự pha trộn chất liệu bằng cách cảm nhận bề mặt chất liệu. Vải cotton xịn thường mềm hơn, uyển chuyển hơn.

Lật tẩy chiêu quot;móc túiquot; khách hàng của các thương hiệu - 1

2. "Made in Italy" nhưng thực chất không được làm hoàn toàn tại Italy

Đừng tin vào cái mác "Made in Italy" vì thực chất các chất liệu có thể được nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau. Chất liệu có thể được cắt tại một nhà máy ngoại quốc, thường là tại các nước Châu Á - nơi có giá nhân công rẻ -  và được may thô sơ trước khi chuyển đến để hoàn thiện tại Italy.

Nhìn chung việc chọn nguyên liệu hay thuê nhân công tại các nước Châu Á không phải là điều sai trái hay gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm vì các thợ thủ công tại Châu Á rất lành nghề và khéo léo hơn nhân công ở các vùng khác trên thế giới. Đây là cách mà các thương hiệu cắt giảm chi phí sản xuất nhằm tăng thêm lợi nhuận.

3. Các chi tiết trang trí được sử dụng để đánh lạc hướng bạn khỏi thiết kế, chất liệu và cấu trúc kém chất lượng

Đánh vào tâm lý thích vẻ bề ngoài của tiêu dùng, các nhà sản xuất thường trang trí thêm nhiều chi tiết bắt mắt như đinh tán, bèo nhún, ánh kim sáng bóng lên thiết kế để hấp dẫn người mua. Và thực tế thì nhiều tín đồ đã bất chấp chất lượng của sản phẩm để mua những món đồ cách điệu, hợp xu hướng.

4. Không phải đồ da nào cũng chất lượng như nhau

Loại vải da kém chất lượng thường được đánh bóng, dập nổi và sử dụng một loại thuốc nhuộm đặc biệt để trông chúng giống như loại da cao cấp. Đấy là mánh khóe và nhiều nhà sản xuất sử dụng để "móc túi" người mua hàng. Ví dụ như loại da PU là một loại giả da rất cao cấp, mềm mại gần giống da thật. Những món đồ được làm từ da Pu rất khó phân biệt với gia thật. Tuy nhiên, bản chất PU vẫn là dạng hợp chất tổng hợp nhân tạo nên có thể bong tróc theo thời gian. Không bền bằng da thật được.

Lật tẩy chiêu quot;móc túiquot; khách hàng của các thương hiệu - 2

5. Thủ thuật tiếp thị khiến bạn ảo tưởng về giá trị của sản phẩm

Bằng nhiều chiến dịch quảng cáo rầm rộ, các thương hiệu thời trang đánh bóng tên tuổi và giá trị của sản phẩm từ đó khiến người tiêu dùng "ảo tưởng" về chất lượng món đồ mình mua về. Đó là lý do mà bạn mua một chiếc váy hàng hiệu đắt gấp 10 lần chiếc váy của Forever21 mặc dù có kiểu dáng, chất liệu y hệt. Đây chính là thành công của "mánh khóe" đánh bóng tên tuổi.

Có một thực tế là nhiều thương hiệu nổi tiếng thậm chí chỉ sử dụng chất liệu kém nhưng vẫn bán sản phẩm với mức giá cao ngất trời. Cao su tổng hợp neoprene là một ví dụ. Đây là loại cao su nhân tạo, một loại cao su nhân tạo, thường sử dụng trong việc sản xuất các trang phục và phụ kiện đi biển, đặc biệt là trang phục đi lặn. Từ các đặc tính ôm sát cơ thể và giữ nhiệt tốt, không nhăn, các nhà thiết kế rất yêu chuộng chất liệu này trong những năm gần đây.

Chất liệu neoprene  có giá thành khá rẻ nhưng lại được các nhà thiết kế cao cấp "lăng xê" trở thành một thứ chất liệu đặc biệt, sử dụng cho các thiết kế độc đáo và từ đó neoprene  nghiễm nhiên trở thành "hàng quý". Trên thực tế, sau một vài lần giặt, chất liệu neoprene  vẫn giữ được nếp, không hề nhăn nhưng càng giặt nhiều thì chất lệu này càng bị giãn, xuống cấp.

6. Sử dụng vải co giãn để lập

Vải co giãn rất được các nhãn hàng tin dùng, nhất là trong trường hợp kỹ thuật cũng như kinh phí sản xuất không đủ đáp ứng để cho ra đời một thiết kế ôm dáng, tinh tế. Ưu điểm của vải co giãn là thích ứng được với rất nhiều hình dáng cơ thể khác nhau trong khi đó các loại vải thô bình thường yêu cầu sự chính xác về cắt may, kỹ thuật, đồng nghĩa với việc chi phí sản xuất sẽ cao hơn.

Nói như vậy, không có nghĩa là khuyên bạn không nên mua đồ co giãn mà để bạn lưu ý một điều rằng vải co giãn đôi khi chỉ phục vụ cho chính sách kinh phí của thương hiệu hơn là mang đến cho khách hàng một diện maojo đẹp hơn.

7. Sử dụng nhựa và hợp kim kim loại cho các phần cứng

Nhựa là một chất liệu có giá thành rẻ hơn kim loại, đá và gỗ vì thế rất được các nhà sản xuất yêu chuộng để làm phần cứng trang trí cho thiết kế.. Những kim loại rẻ như sắt, niken, kẽm, đồng thường được mạ một lớp vàng hoặc bạc để giúp chúng trông đắt đỏ hơn. Đó là những chiêu bài giúp các nhà sản xuất đánh lừa người tiêu dùng về giá trị thực của sản phẩm.

Vì thế, khi mua sắm, bạn cần phải rất "tỉnh" kiểm tra kỹ độ nặng nhẹ, dày mỏng của các chi tiết để có thể định giá sản phẩm một cách chính xác nhất.

8. Dùng keo để may nối các chi tiết

Để có thể hoàn thành thật nhanh và rẻ các sản phẩm, nhiều nhãn hàng cho phép sử dụng các loại keo dán để kết nối các chi tiết bên trong của thiết kế. Đây là điều thường xuyên xảy ra với các sản phẩm như túi xách, giày dép vì thế bạn cũng phải soi xét thật kỹ càng các chi tiết trên món đồ trước khi quyết định mua chúng về.

9. Không hoàn thiện các chi tiết bên trong

Khi mua hàng, bạn cần phải kiểm tra thật kỹ phần bên trong của sản phẩm, đặc biệt là các đường may hay các nút cúc. Thông thường, các chi tiết bên trong sẽ bị các nhà sản xuất bỏ bê vì nghĩ rằng nhiều người sẽ không để ý đến chi tiết này.

Lật tẩy chiêu quot;móc túiquot; khách hàng của các thương hiệu - 3

Hạo Nhiên/ Cosmopolitan
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Những mẹo thời trang hữu ích bất ngờ