Cắm chung bàn chải, cả gia đình có thể nhiễm khuẩn từ bồn cầu

Ngày 15/06/2015 00:06 AM (GMT+7)

Đựng chung bàn chải khiến nguy cơ nhiễm chéo vi khuẩn tăng lên gấp nhiều lần.

Một nghiên cứu về phòng tắm mới đây của Hội Vi sinh vật Mỹ đã thu thập dữ liệu về các vấn đề liên quan đến một vật dụng hàng ngày thiết yếu - bàn chải đánh răng.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khi sinh viên sử dụng phòng tắm công cộng, bàn chải đánh răng của họ thường bị lây chéo các loại vi khuẩn của nhau. Điều này khá rõ ràng khi một sinh viên nhiễm khuẩn, những người còn lại trong phòng cũng mắc bệnh. Điều đó dẫn đến những giả thuyết đưa ra về việc lây nhiễm vi khuẩn chéo giữa mọi người trong gia đình.

Cắm chung bàn chải, cả gia đình có thể nhiễm khuẩn từ bồn cầu - 1

Thông thường, mọi người thường để bàn chải của gia đình trong ống đựng. Những người cẩn thận lắm cũng chỉ cất bàn chải trong hộp và tránh để bàn chải lung tung trên bồn rửa mặt, và tất nhiên là bồn cầu. Tuy vậy, điều này cũng không thể ngăn được vi khuẩn xâm nhập.

"Cất bàn chải đánh răng trong hộp không những vệ sinh hơn mà còn thực sự tạo ra một môi trường thích hợp để vi khuẩn. Lúc này, đầu lông bàn chải không được thoáng khí và khô ráo. Môi trường ẩm ướt khiến vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhanh chóng cũng như bàn chải vẫn còn ướt rượt và hôi hám trong lần sử dụng tiếp theo", Laura Aber, nghiên cứu sinh sau đại học của Hội Vi sinh vật Mỹ phát biểu.

Cắm chung bàn chải, cả gia đình có thể nhiễm khuẩn từ bồn cầu - 2

Tưởng chừng như vệ sinh nhưng thực tế những giá để bàn chải như thế này còn tích tụ nhiều vi khuẩn hơn

Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng bạn nên để bàn chải ngoài không khí, để trên giá theo chiều thẳng đứng. Khi những chiếc bàn chải không bị chạm vào nhau, nguy cơ lây nhiễm chéo vi khuẩn sẽ giảm bớt nhiều.

Nhưng chìa khóa thực sự để giảm thiểu sự lây lan của vi trùng là bồn cầu của bạn. Đóng nắp trước khi xả nước rất cần thiết. Có thể bạn không nhìn thấy nhưng lực xối mạnh sẽ làm các vi khuẩn có trong phân sẽ bay tứ tung khắp phòng và hạ cánh lên bàn chải, khăn mặt của bạn. Những vi khuẩn có trong phân sẽ ám vào bất cứ thứ gì trong vòng bán kính 2m quanh bồn cầu.

Khi bạn phải sống tập thể thì làm thế nào? Các nhà nghiên cứu đưa ra khuyến nghị bạn nên rửa bàn chải thật kĩ sau khi sử dụng, rửa bằng nước nóng sau 1-2 tuần và thay bàn chải 6 tháng một lần. Ngoài ra, nếu có thể bạn nên đựng bàn chải trong cốc ở riêng góc của mình. Để bàn chải chung đụng là cách nhanh nhất để nhiễm bệnh từ những người xung quanh.

Cắm chung bàn chải, cả gia đình có thể nhiễm khuẩn từ bồn cầu - 3

Marine (GHK)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mẹo vặt gia đình